Một nhóm nhà khoa học đã đưa ra giải thích mới cho hiện tượng nóng ẩm cổ xưa trên Trái đất khi nhiệt độ bầu khí quyển Trái đất tăng vọt vào 56 triệu năm trước.

Hiện tượng nóng ẩm cổ xưa là do Trái đất va phải sao chổi

30/09/2016, 14:27

Một nhóm nhà khoa học đã đưa ra giải thích mới cho hiện tượng nóng ẩm cổ xưa trên Trái đất khi nhiệt độ bầu khí quyển Trái đất tăng vọt vào 56 triệu năm trước.

Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học đã xác định sự kiện nóng ẩm của Trái đất vào thời cổ xưa, được gọi là The Paleocene - Eocene Thermal Maximum (PETM) khi xuất hiện một lượng khí carbon khổng lồ, trung bình làm nóng Trái đất khoảng 8 độ C, trong khoảng 10.000 năm.

Sự gia tăng nhiệt độ kéo dài 170.000 năm và đã làm biến đổi lượng mưa trên thế giới cũng như gia tăng nồng độ axit trong đại dương ảnh hưởng đến đời sống cùng sự sinh sản của thực vật và động vật dưới biển. Từng có nhiều cách giải thích về hiện tượng tăng khí carbon đầy bí ẩn đó như có thể do một vụ cháy khổng lồ đốt cháy than đá và các vật liệu thực vật khác hoặc có thể do sự giải phóng khí metan…

Tuy nhiên mới đây, một nhóm nhà khoa học đã đưa ra tại Hội nghị thường niên của Hội địa chất Mỹ một cách lý giải mới. Theo họ, hiện tượng nóng ẩm cổ xưa trên Trái đất là do Trái đất va phải một sao chổi làm tăng nhiệt độ bề mặt đại dương, tăng lượng khí carbon trong khí quyển và thay đổi thành phần đồng vị của carbon. Hậu quả là thế giới động vật cũng bị biến đổi, đặc biệt là những động vật có vú sơ khai bị tuyệt chủng và xuất hiện những loài động vật có vú hiện đại.

Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện trong lõi các lớp đá trầm tích ven bờ New Jersey, Mỹ, có liên quan đến thời kỳ đầu PETM những hạt thủy tinh nhỏ màu đen, thường hình thành từ những hạt nhỏ của những thiên thạch rơi xuống Trái đất. Phân tích thành phần hóa học đã làm các nhà khoa học tin rằng các hạt đó không có nguồn gốc từ các vụ núi lửa phun trào, không hoàn toàn trùng với thành phần các hạt thủy tinh đen phát hiện vào những thời kỳ muộn hơn.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng phát hiện tại đó những hạt than gỗ cổ đại chứng tỏ về các vụ cháy rừng khủng khiếp. Các nhà khoa học cho rằng họ có trong tay những chứng cứ về việc sao chổi hay thiên thạch có đường kính vài km đã va chạm với Trái đất. Vụ va chạm đã xảy ra ở đúng vị trí của vỉa giàu carbon như bể dầu chẳng hạn, phát thải nhiều khí carbon vào khí quyển và làm nhiệt độ bầu khí quyển Trái đất tăng cao trong một thời gian dài.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan
Tàu vũ trụ Trung Quốc sẽ thu thập mẫu đá sao Hỏa để đưa về Trái đất thế nào?
Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong việc đưa những mẫu vật đầu tiên của sao Hỏa trở về Trái đất với việc phát triển một thiết bị nhẹ để thu thập mẫu đá hành tinh đỏ trên quỹ đạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
43 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hiện tượng nóng ẩm cổ xưa là do Trái đất va phải sao chổi