Khi vụ việc làm độ tập thể ở CLB Vissai Ninh Bình được chuyển sang Cơ quan điều tra (CQĐT) đã giúp người hâm mộ đặt hy vọng về quyết tâm làm sạch môi trường bóng đá Việt Nam (BĐVN). Trong quá khứ, ngoại trừ SEA Games 23 tại Philippines, nếu CQĐT không trực tiếp nhúng tay vào thì rất khó hy vọng gì từ “quyết tâm” của VFF, trong đó có người hiện nay đứng đầu bộ máy VFF: Ông Lê Hùng Dũng.

Hồ sơ tiêu cực bóng đá: Rung cây không nhát được khỉ

Một Thế Giới | 22/04/2014, 20:13

Khi vụ việc làm độ tập thể ở CLB Vissai Ninh Bình được chuyển sang Cơ quan điều tra (CQĐT) đã giúp người hâm mộ đặt hy vọng về quyết tâm làm sạch môi trường bóng đá Việt Nam (BĐVN). Trong quá khứ, ngoại trừ SEA Games 23 tại Philippines, nếu CQĐT không trực tiếp nhúng tay vào thì rất khó hy vọng gì từ “quyết tâm” của VFF, trong đó có người hiện nay đứng đầu bộ máy VFF: Ông Lê Hùng Dũng.

“Sự tích” nhân viên an ninh

Tháng 11.2003, tuyển U.23 VN xảy ra sự kiện chấn động về nghi án bán độ do trung vệ Vũ Như Thành cầm đầu và lôi kéo các đồng đội khác ở JVC Cup tại sân Mỹ Đình, ngay trước thềm SEA Games 22. Để dẹp yên tai tiếng và sức ép dư luận, VFF đã trảm Như Thành “làm gương” với án treo giò 3 năm nhưng lại tha cho các cầu thủ khác bởi nếu làm mạnh U.23 VN sẽ nát bét, khi SEA Games chưa đầy 1 tháng là khai màn.

Sau vụ JVC Cup đó, VFF đã nhờ Bộ Công an cử nhân viên an ninh đi kèm với mục đích tạo ra sự răn đe để rồi từ đó thuật ngữ “nhân viên an ninh” đã gắn liền với tuyển U.23 VN và ĐTVN ở các kỳ SEA Games, Tiger Cup (AFF Cup).
Ho so tieu cuc bong da: Rung cay khong nhat duoc khi
 Vũ Như Thành được xem như "chốt thí" sau sự cố ở JVC Cup 2003.

Song phải nói rằng sự thật thì nhân viên an ninh đi kèm không có tác dụng như VFF mong muốn vì sau vụ Vũ Như Thành bị treo giò, những nghi án tiêu cực ở tuyển U.23 VN hay ĐTVN chưa bao giờ lắng xuống. Giới cá độ banh bóng cho rằng Thành “kếu” vì gặp xui nên bị hạn nặng.

Ở SEA Games 25 tại Vientiane (Lào) năm 2009, tuyển U.23 VN của HLV Calisto thất bại cực kỳ đau đớn trong trận chung kết trước Malaysia và một loạt dấu hỏi nghi vấn tiêu cực được đặt ra. Ông Lê Hùng Dũng khi đó là Phó chủ tịch VFF đã phát biểu trên báo Tuổi Trẻ thể hiện thái độ hoài nghi nhưng thòng một câu: “Tiếc rằng không có bằng chứng”.

Tại sao lại không có bằng chứng khi mà kỳ SEA Games ở đất Lào, tuyển U.23 VN luôn có 1 nhân viên kè kè với đội 24/24? Xâu chuỗi lại các dữ liệu tại các kỳ SEA Games, AFF Cup, rất dễ thấy việc có nhân viên an ninh đi theo Đội tuyển không đồng nghĩa với việc chống tiêu cực sẽ được đặt ra và thực hiện.

Ở SEA Games 22, nhân viên an ninh đi kèm Tuyển U.23 VN là trung tá Doãn Công Huân, điều tra viên của Cục CSĐT tội phạm và trật tự xã hội (C14). Ông Huân đã là người theo U.23 VN và ĐTVN liên tục kể từ SEA Games 23 tại Hà Nội cho đến khi kết thúc nhiệm vụ ở AFF Cup 2007.

Sau đó ở SEA Games 24 (2007) tại Korat, AFF Cup 2008 và SEA Games 25 (2009) và 26 (2011), tuyển U.23 VN và ĐTVN có 4 nhân viên an ninh khác đi kèm.

Vụ Bacolod 2005: VFF không biết CQĐT âm thầm theo dõi

Ở SEA Games 23 tại Philippines, CQĐT đã âm thầm vào cuộc với một chuyên án đặc biệt để chống nạn tiêu cực đang tràn lan trong bóng đá đến mức VFF đã mất kiểm soát hoàn toàn. 
Khi chuyên án này được dư luận thường gọi là “sự kiện Bacolod” với 7 tuyển thủ U.23 VN làm độ và ngoài ra còn có nhiều vụ khác được xới lên mà cụ thể là hối lộ trọng tài bắt đầu từ CLB Ngân hàng Đông Á, cho đến vụ SLNA bỏ tiền kích Cảng Sài Gòn đá thắng Nam Định để lên ngôi vô địch năm 2001.

Điều đó có nghĩa trước khi thầy trò ông Riedl lên đường sang Bacolod (Philippines), CQĐT đã xác định chắc chắn rằng tiêu cực sẽ xảy ra.

Lật lại cáo trạng của CQĐT gửi đến Viện KSND về vụ án bán độ ở SEA Games 23 và sau đó vụ án được đưa ra xét xử công khai vào tháng 9.2006 và tháng 4.2007 trong cả 2 phiên sơ thẩm và phúc thẩm.

Theo đó, khi Lê Quốc Vượng qua đến Philippines và bắt đầu liên lạc bằng điện thoại về Việt Nam với Nguyễn Phi Hùng là cầu thủ đàn anh ở SLNA. Phi Hùng móc nối Quốc Vượng với Trương Tấn Hải, một cựu cầu thủ của Cảng Sài Gòn để làm “giao liên” với trùm độ Lý Quốc Kỳ. Hàng chục cú điện thoại và tin nhắn bằng điện thoại di động của Quốc Vượng về Việt Nam với Trương Tấn Hải đã được CQĐT nắm bắt và ghi lại.

Những phóng viên VN khi tác nghiệp ở Bacolod khi tiếp xúc với các tuyển thủ cũng được "tầm soát". Phóng viên M.H vì hay gặp gỡ Văn Quyến phỏng vấn, trò chuyện nên về sau được khi chuyên án mở rộng, CQĐT mời lên làm việc nhưng M.H hoàn toàn vô can.

Có một lần PV M.H tìm Văn Quyến ở phòng riêng khách sạn để phỏng vấn thì được trung tá Doãn Công Huân nhắc nhở không làm thế nữa. Tưởng bị nhắc nhở về việc giữ yên tĩnh cho tuyển U.23 VN  nên M.H thắc mắc thì ông Huân lấp lửng: “Rồi anh em mình sẽ nói chuyện sau”. 
Ho so tieu cuc bong da: Rung cay khong nhat duoc khi
 Tuyển U.23 VN nhận HCB tại SEA Games 23 tại Bacolod - Philippines (ảnh: bongdaplus)
Ngày đó, lãnh đạo VFF hoàn toàn không biết chút gì về chuyên án của CQĐT đến mức ông Lê Thế Thọ là PCT VFF phụ trách chuyên môn kiêm Trưởng đoàn tuyển U.23 VN lẫn HLV Lê Thụy Hải (trợ lý cho ông Alfred Riedl) không hình dung được mức độ nghiêm trọng khi tiền vệ Phan Văn Tài Em cấp báo về chuyện Quốc Vượng rủ rê làm độ nên đã cho qua. 
Vì biết mà cho qua, không chấn chỉnh nên cả ông Lê Thế Thọ, Lê Thụy Hải sau khi trở về từ Philippines đã mất chức ở VFF và CLB Đà Nẵng.

Sau “cơn bão 2005”, BĐVN đã yên bình được một thời gian ngắn, khoảng 3 năm từ 2006-2008. Tuy nhiên chống tiêu cực trong bóng đá chỉ là một phần nhỏ trong công việc Bộ Công an nên trách nhiệm quản lý bóng đá vẫn thuộc về VFF.

Lẽ ra sau khi được CQĐT giúp sức chống tiêu cực với “cơn bão 2005”, VFF cần phải nâng cao hơn trách nhiệm và công tác chống tiêu cực trong lĩnh vực mà mình quản lý thì VFF lại buông lỏng và mọi thứ dần dần trở lại “vũ như cẩn”. Bởi vậy mới có chuyện ông Lê Hùng Dũng đặt nghi vấn ở trận CK tại Vientiane rồi “rất tiếc vì không có bằng chứng”.
Bàn Thành

Kỳ sau: "1 triệu USD: Phương thuốc hay sự bất lực?"

Ảnh đại diện: Mai Xuân Hợp và thủ môn Tấn Trường thất thần sau trận chung kết SEA Games 25 tại Vientiane - Lào năm 2009 (ảnh: Đức Đồng)

Tuyển U.23 VN ở SEA Games 21 nghi bị Thắng “Tài Dậu” thao túng

Kể từ khi môn bóng đá nam ở SEA Games được chuyển xuống dành cho tuyển U.23 vào năm 2001 ở kỳ SEA Games 21 tại Malaysia thì phong độ của của Tuyển U.23 VN đã bị đặt dấu hỏi lớn.

Tại Đại hội năm đó, Tuyển U.23 VN với quy tụ thành phần khá mạnh với Thạch Bảo Khanh, Nguyễn Quốc Trung, Trần Anh Tuấn, Như Thành, Duy Đông, Vũ Dũng (Thể Công), Tô Đức Cường (Hải Phòng), Nguyễn Minh Phương (CSG), Nguyễn Hữu Thắng (QK7), Thế Anh, Huy Hoàng, Như Thuật (SLNA), Trung Kiên (Nam Định), Minh Nghĩa (Đồng Tháp)… nhưng lại chơi rất thất vọng và loại ngay ở vòng bảng khi thua U.23 Indonesia 0-1 và U.23 Malaysia 0-2.

Khi vụ Bacolod 2005 được khui ra, CQĐT tính triệu tập các cầu thủ có liên quan để thẩm vấn về các “phi vụ” có nghi án dàn xếp tỉ số, mua bán độ trong các trận đấu diễn ra ở SEA Games 21 và các trận giải V.League. Vụ việc đặc biệt có sự tham gia của Thắng “Tài Dậu” (một trùm cá độ bóng đá có liên quan trong vụ án Năm Cam) cùng trùm cá độ khác là Đỗ Đức Toàn - vốn là hai nhân vật có quan hệ mật thiết với giới cầu thủ, quan chức LĐBĐ VN.

Một nguồn tin cho biết vào thời điểm 2005, CQĐT đã thấy rõ các dấu hiệu mua bán độ và dàn xếp tỉ số nhưng hai nhân vật đóng vai trò chi phối đường dây mua bán độ này là Thắng “tài dậu” và Đỗ Đức Toàn đã bỏ trốn nên vụ án không xử lý được.

Cuối năm 2007, Thắng “Tài Dậu” đầu thú CQĐT nhưng lúc này vụ án tiêu cực bóng đá đã khép lại nên các nghi án tiêu cực đã được “khóa sổ”


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ sơ tiêu cực bóng đá: Rung cây không nhát được khỉ