Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch vào lúc 21 giờ 45 phút 8.11.2019 (tức ngày 12.10 Kỷ Hợi), trụ thế 97 năm. Những hoạt động tôn giáo của ông trước và sau năm 1975 là đề tài được dư luận quan tâm chú ý...

Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'

Tiểu Vũ | 09/11/2019, 16:14

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch vào lúc 21 giờ 45 phút 8.11.2019 (tức ngày 12.10 Kỷ Hợi), trụ thế 97 năm. Những hoạt động tôn giáo của ông trước và sau năm 1975 là đề tài được dư luận quan tâm chú ý...

Tối 8.11, trong một thông báo phát đi từ chùa Từ Đàm (Huế) do Tỳ kheo Thích Hải Ấn, trụ trì chùa ấn ký cho biết: “Sau vài ngày khiếm an về thân thể, Đại lão Hòa thượng đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch tại phương trượng chùa Từ Đàm, số 1 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp”.

Theo di huấn của Hòa thượng Thích Trí Quang để lại, sau khi ngài viên tịch, nhụcthân củaông phảiđược hạ liệm cách 6 giờ sau đó và được hỏa thiêu. Trong tang lễ cácPháp tửchỉ đếnlạy 3 lạy và đưa ra xe, không bàn thờ, bát nhang, không vòng hoa vàđưa đám phúng điếu.

Di ảnh của Đại lão Hòa Tthượng Thích Trí Quang - Ảnh: Thư viện Hoa Sen

Hòa thượng Thích Trí Quang là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo được người dân trong nước và thế giới quan tâm suốt một thời gian dài bởi ông là nhân vật có ảnh hưởng lớn trên chính trường miền Nam. Các hoạt của ông trong thời kỳ đó cũng tạo nên nhiều tranh cãi về con người thật, về thái độ chính trị, về động cơ trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo tại miền Nam, tạo nên những biến động lớn cho chính quyền đương thời cũng như “làm rung chuyển nước Mỹ” và ''người đã lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm''vào năm 1963 như báo chí nước ngoài nhận định.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Hòa thượng Thích Trí Quang lui về chuyên tâm hành trì tu tập nghiên cứu đạo pháp.

Hòa Tthượng Thích Trí Quang trong phong trào Phật giáo 1963- Ảnh: LIFE

Năm 2011, Hòa thượng Thích Trí Quang cho ra mắtcuốn sách Trí Quang tự truyện do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành.

Theo tự truyện của Hòa Thượng Thích Trí Quang, ông sinh ngày 21.12.1923 tại làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Ninh Đông, thành phố Đồng Hới), Ông xuất gia theo Phật vào năm 1936 tại chùa Phổ Minh (Quảng Bình). Năm 1937 ông nhập học tại Phật Học Viện của Tổng Trị Sự Hội Phật Học, Huế. Sau thời gian theo học 10 năm, Hòa Thượng Thích Trí Quang ra trường “lễ tốt nghiệp được tổ chức, chỉ vài ngày trước ngày Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương”.

Bìa cuốnTrí Quang tự truyệndo NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành năm 2011

Sau đó thầy Thích Trí Quang sang Tích Lan (Sri Lanka) nghiên cứuthêm vềPhật giáo. Khitrở vềôngtham giaphong tràokháng chiến chống Pháp của Việt Minh. Mùa hè năm 1946, thầyTrí Quang được mời ra Hà Nội thành lập Phật học viện tại chùa Quán Sứ, tuy nhiên cuối năm1946 toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, thầyphải trở về Quảng Bình.

Năm 1950 Liên minh Hữu nghị Phật tử Thế giới được thành lập tại Tích Lan. Nhân sự kiện này, thầyTrí Quang đề nghị thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam (THPGVN) để họat động song hành với Liên minh. THPGVN được tạm thời thành lập, suy cử Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết đương kim Pháp chủ Tăng già miền Trung làm Tổng hội chủlâm thời, và Hòa thượng Thích Trí Thủ đương kim Hội trưởng Hội Phật học miền Trung làm Trưởng ban tổ chức. Đại hội chính thức thành lập THPGVN vào ngày lễ Phật Đản năm sau (1951).

Giai đoạn 1954 khi đất nước chia hai miền Nam Bắc-Hòa Thượng Thích Trí Quang viết trong tự truyện: “Đây là thời điểm mà tổ quốc phân chia Nam Bắc. Tôi nghĩ tôi nên đứng ở cương vị thuần túy Phật giáo không nên có ý kiến về việc đời quan trọng. Chỉ đánh dấu tâm tư bằng dấu ẩn mà thôi''.

1956 đến 1960 thầy Trí Quang tu hành tại Huế.Bước ngoặt lớn nhất tronghoạt độngtôn giáo của thầyTrí Quang được ông kể lại là vào ngày8.5.1963, nhân lễ Vesak, ngày Đản sanh củaĐức Phật Thích ca.Phật tửtại Huế đã chuẩn bị, kể cả việc treo cờPhật giáoở các cơ sở thờ tự, nhưng chính quyền đương thời đã ra lệnh cấm treo cờ.

Vào ngày 10.5Phật tửbắt đầu chiến dịchđấu tranh đòibình đẳngtôn giáo,bồi thườngcho nạn nhân vàtrừng phạtnhững người cótrách nhiệmvà quyền treo cờPhật giáo.

ThầyTrí Quang và ban Tổng Trị Sự quyết định chọn ngày 21.4 âm lịch, ngày thất tuần đầu tiên của Phật tử tử nạn để phát động cuộc “Vận Động của Phật giáo”. Sau đó ông viết điện văn gởi ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc thông báo chính quyền Nam Việt Nam vi phạm nhân quyền, cản trở lễ Phật Đản, triệt cờ Phật giáo thế giới, khủng bố trắng sự phản kháng bất bạo động của Phật tử bằng chiến xa.

Hòa thượng Thích Trí Quang trong phong trào Phật giáo 1963- Ảnh: LIFE

Bên cạnh đó thầy Trí Quangchủ trương đấu tranh bằng cách tuần hành biểu tình, bất bạo động. Phật tửHuế tổ chức một cuộcbiểu tình,tụ họptại đài phát thanh để nghe chương trìnhphát thanh Phật giáo thường lệ. Chính quyền cho ngưng buổi phát thanh và trong bối cảnh lộn xộn của đám đông, đã có tiếng lựu đạn nổ khiến 9 ngườithiệt mạng.

Khi cuộc khủng hoảngtrở nênsâu rộng, thầyTrí Quangvào Sài Gòn đểthương thuyếtvà chuẩn bị cho những cuộc xuống đường sau sự kiệntự thiêucủa Hòa thượngThíchQuảng Đứcvào ngày 11.6.1963.

Hoà thượngThíchQuảng Đứctự thiêuđểphản đốichính quyền Ngô Đình Diệm trấn ápđạo Phậtnăm 1963 -Ảnh: do Malcolm Browne chụp trên đường phố Sài Gòn

Cuối tháng 5.1966, thầy Trí Quang lại một lần nữa đấu tranh với chính quyền bằng cách tuyệt thực để phản đối quân đội tiến vào thành phố Huế để ổn định tình hình trật tự ở đây. Ông bị bắt đưa vào giam giữ tại Sài Gòn. Tại đây ông tiếp tục tuyệt thực 100 ngày.

Ngày 21.81963, Sài Gòn, miền NamViệt Nam- CácPhật tửtụ tậptại chùaXá Lợilàm lễ tưởng niệm cho nhữngPhật tửđãtự thiêuđểphản đốichính sách của chính phủ NamViệt Nam

Sau 1975, Hòa thượng Thích Trí Quang về chùa Ấn Quang và tu viện Quảng Hương Già Lam (TP.HCM) sống độc cư, chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch thuật và chú giải kinh, luật, luận.

Cuối năm 2011, thầy Thích Trí Quang cho xuất bản ở trong nước cuốn Trí Quang tự truyện– sách do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành. Trong “Tự Truyện” Hòa thượng Trí Quang thuật lại nhiều sự kiện đáng nhớ của Phật giáo mà ngài chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia trong giai đoạn từ trước năm 1963 đến năm 1975.

"Ấy thế,mọi việcdiễn ra có lúc đếnchóng mặt.Cho đếnmùa xuân2519 (1975) thì một ngày mà có người ba lần đếnvận độngtôi đừng chống việc ông DươngVăn Minhđứng ra, "vì chính quyền của ông ấy sẽ có bảy phần mười là người tiến bộ". Tôi không nói lại gì cả,chỉ quantâm lời thầyTrí Thủnói, rằng chim cá còn mưa màphóng sinh, lẽ nào đồng bào mà khônghy sinhcấp cứu.

Rồi ông DươngVăn Minhgặp tôi, đưa ra hai mảnh giấybáo cáomật cho thấy ngân hàng trống rỗng và quân sự nguy ngập, và nói ông không vụ lợi vì lợi không còn gì, khôngcầu danhvì danh đến quốc trưởng là cùng, ôngchỉ khôngnỡ ngồi nhìn chết chóc. Tôi nói, nếu lòng ông như thế là ông làm như lời thầyTrí Thủnói, và có nghĩa ông thay người khác mà vác cờ trắng.Sau đó mấy tháng, tôitrả lờimột thầyPhật giáocấp Tỉnh, rằng nayPhật giáoVN bước qua một giai đoạn khác", Tự truyện của Hòa Thượng Thích Trí Quang viết.

Năm 2013, ở tuổi 91, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà Quảng Bình và lưu lại chùa Từ Đàm, Huế tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm tu hành cho tới ngày viên tịch.


Cũng nên nhắc lại cái lịnh cấm treo cờPhật giáo. TrướcPhật đản3 ngày, ông tỉnh trưởngThừa thiênlên Từ đàmvận độngtôi đừng treo cờ. Tôi từ chối. Hôm sau, ông lên, nói bây giờ có lịnh đây, tôi chỉtống đạt. Tôi nói rấtngạc nhiênvề cái lịnh như vậy của chính quyền, mà là chính quyền trung ương, và không thểtuân hànhđược.

Với sự kháng cự lịnh nầy, tôi tựhoàn thànhtội danh “mở đầu cuộcvận động
1963 của Phật giáo” không cần ai tự bảo mìnhsắp đặtnhư vậy.

15.4
Khi UBLP (Ủy ban liên phái bảo vệ Phật giáo)họp, không ai muốn khôngbị bắt, là ai cũng muốn đemkhổ hạnhcủa mình,thành tựunguyện vọng củaPhật giáo, chứ không phải cầu may hayáp dụng khổnhục kế. Riêng tôi, với “cái tội khởi xướng”, tôi biết và chính quyền cũng không ngần ngạigì mà khôngcho biết, chờ đợi tôi là cỗ máy đoạn đầu đài, nói nôm na là máy chém, đừng có ảo vọng gì khác.

Ở đây, nên nói chuyện cũ một chút. Trước 1963 khá lâu, có lần và lần đầu, ông Diệm mời tôi đến tư thất, vàCố vấnCẩncho biếtriêng, là để nói việc giúp đỡ đồng hương di cư củaPhật giáoQuảng Bình. Khi gặp, tổng thống Diệm nói có 2 vùng đất, một là vùng cát màu mỡ và rất đẹp ở Cam Ranh, hai là vườn ươm của canh nông ở núiThiên Thai. Hai vùng đất nầy, vùng nào cũng có thể làm nơi cư trú và làm ăn cho cả trăm người. Tôi muốn thầy đứng ra nhận để lo chođồng hương. Tôi nói, đồng hương ấy không nhiều, chỉ có 5học tăngvà một ítcư sĩ, họ đã sinh sống ổn định lâu rồi. Tôi chắc Tổng thống nói chuyện giúp đỡ nầy là có ý giúp đỡPhật giáo. Tôi nghĩ Tổng thống đặtvấn đềnhư vậythích đánghơn. Tổng thống hỏi giúp cách nào, tôi nói, môt nửa vườn hoa Tao Đàn và 5 triệu tiềnlúc ấy, là đủ choPhật giáocó đủ một cơ sở bề thế vàtriệu tậpmộtĐại hộiPhật giáoquốc tế. Vừa thay nước mời tôi, vừa suy nghĩtrên năm ba phút, Tổng thống nói sức tôi không lo nổi.

Bấy giờ, năm bảy hôm sau khi khởi xướng cuộcvận động1963, cụ Nh. đến Từ Đàm, vào lúc 5 giờ sáng, nói với tôi, Tổng thống có thểthỏa mãnđề nghị cũ nếu tôi ngưng cuộc vận động. Tôi từ tốn nói, đề nghị ấy quálỗi thờirồi.Với lạilàm sao Tổng giám mục chịu cho Tổng thống làm. Cụ Nh.hiểu biết, ra về, khi trời chưa sáng hẳn.

Hết màn trên tiếp liền màn khác. Một ngườicông chứctự nói là hội viên khuôn hội Phú Thạnh,yêu cầunói chuyện hơn thiệt với tôi. Rằng thầy chống đối thì đương nhiên chính quyền sắp sửa máy chém. Sao thầy không nghĩ cuộc sống dài hơn cho công việc dài hơn? Xét thấy người nầy chỉ học bài và trả bài, tôiđiềm đạmnói với anh như vậy, anh cũngđiềm đạmra về sau khi nói, “con không biết gì cả thật”!

15.5
Nếubị bắtlúcXá Lợibị tấn công, tôi bị thọán tử hìnhtheothủ tụcbình thường, hay hơn nữa theothủ tụckhẩn cấp, thì đó là điều tôi đinh ninh như vậy. Nhưng sẽ khác hẳn nếubị bắtlại sau 9 ngày “bị bắt mànhư khôngbị bắt”, nhất là sau khi về Pháp Quang.Vì vậy, tôiquyết địnhkhông đểbị bắtlại. Không đểbị bắtlại, nhưng cũng đã không có cách nào khác hơn đến tòa đại sứ Mỹ.

Tôiý thứcđược sựphức tạpcho riêng tôi, kể cả khi đã ngồi trong tòa Đại sứ ấy.

Trong người tôi tự thấyngạc nhiênvà bất ổn. Nhân viên cao cấp của tòa Đại sứ cũng thấy ra như thế. Họ nói với tôi, nếuthượng tọacóý địnhtỵ nạn ở đây thì là khách củachúng tôi. Nếuthượng tọakhông cóý địnhấy thì có thể đi ra bất cứ lúc nào thượng tọamuốn.

Tôi nói,dĩ nhiêntôi đangyêu cầutị nạn ở đây. Nhưng,xin lỗi, tôi vào đây còn muốn nhìn thấy người Mỹgiải quyếtnhư thế nào vềvấn đềmà người Mỹ cótrách nhiệm. Tôi ở đâytùy thuộcvào sự nhìn thấy ấy. Họ nói, vậy xin mời Thượng tọaở đây vớichúng tôicho đếnkhi thấy không cần ở nữa.

16.1
Đến đây, tôi ngưng một giai đoạnPhật giáo, bằng cách ghi thêm mấy việclinh tinhcần nói, mà không theo thứ tự nào cả.

1. Do Hòa thượngChơn Trí màGia đìnhPhật tửtập họp đúng giờ, đúng chỗ, trước tòatỉnh trưởngThừa thiên, vào buổi chiều 14.4 - buổi chiều mà Pg khiếu nại cờ đèn bị phá bị giật, lễ đàiPhật đảnbịxúc phạmrấtmất dạy.Tỉnh trưởngmời Pg (Phật giáo)họp đểgiải quyết.

2, Huynh trưởng Gái đượcbí mậtgiao cho cầm đầu đoàn GĐPT rước Phật từ Diệu đế lên Từ Đàm. Không có sự khôn khéo của anh, thì 5biểu ngữkhông lên thấu chùa, kế hoạchbị thươngtổn không nhỏ. Cũng chính huynh trưởng Gái đầu tiên đem tài liệu vàoẤn Quangmà, lúc đó, nếu thiếucan đảmvà khôn ngoan, đã không thể chu toàn nghĩa vụ.

3. Ba thanh niênhoạt độngnổi tiếngsau khi thiết quân luật là Bôi, Nho, Doãn. Bôi dã thành ngườithiên cổ, còn 2 người kia, tôi chưa có dịpliên lạcđược.

4. Tôiđặc biệtnói đến 1Phật tửmà làân nhâncủa Pg, kể từ lúc Pg mớirục rịchcó vấn đềsuốt đến khi chế độ ông Diệm sụp đổ. Người nầy làđệ tửhòa thượngMật nguyện, là ngườiđồng hươngvới tôi - là ông Đẳng. Ngay từ đầu ông đãbỏ công bỏ của ra không nhỏ, dầu ông khá nghèo. Ông đóngvai tròTỉnh trưởngvàPhật tửrất vất vả, laotâm khổtrí. Không có ông, tôi dã rất khó khăn trong việctiếp xúcvới các cấp chính quyền. Ngườisắp đặtcho tôi lên máy bay đi Saigon là ông. Khi tôi viết mấy dòng nầy, ông đã không còn nữa, từ lâu.

5. Bs Lê khắc Quyến,pháp danhNhật thắng,đệ tửđại tổ đìnhQuốc ân, người Huế. Tôi là bịnh nhân đến khám bịnh tại phòng mạch tư của ông ở cửa Thượng tứ. Bấy giờ ông là Giám đốc Bịnh viện Trung ương Huế. Sau đó được biết bà cụ thân sinh ông là em ruột cụbà Lê Văn Định. Mốiliên hệPhât giáo của ông là như vậy, chưa kể thân sinh của ông cũng làđệ tửđại tổ đìnhQuốc ân, bổn sư là ngài Đắc Quang, Tăng cang quốc tự Linh mụ. Ông là Khoa trưởngĐại họcđường Y khoa Huế, được gia đình Tổng thống Diệmbiết ơnvì chữa bịnh giỏi cho bà cụ thân sinh của họ. Ông có nhà mới, lớn và đẹp, ở phía nam thành phố, nhưng chưa kịp ở. Ôngtham giacuộc Vận động1963 của Pg, mất hết chức và nhà,bị bắtở tù. Khitham gia, ông tự biết sẽ phải như vậy.

SauPhật đảnnăm ba ngày, một buổi sáng gặp tôi, ôngcho biếtông Diệm mời ông vào Saigon để nói vềvấn đềPg. Ông hỏi tôi muốn ông nói gì, tôi nói, xin nói rất thật thâm tâmcủa tôi. Tôi không mưu đồ gì cả, chỉphản ứngvì hết mứcchịu đựngsự xúc phạmquá đángđếnđức Phậtvà Pg của tôi, mà thôi.Vấn đềnhư vậy quá dễ giải quyết cho Tổng thống chứ khôngthương tổngì.

Hôm sau Bs Quyến về Huế, nói, ông mời vào để nghe ông nói, không phải để nói cho ông nghe! Bs Quyến chẳng nhữngtham giahết lòngvào 1963, sau đó, đến nỗi mất sách,bị bắtbị tù nữa, vẫn không chánbỏ đạopháp – mà không mưu đồ gì cả, cho đếnhết đời.

6. ViệcPhật tửMai Tuyết An chặt tayphản đốibà Nhu, người Mỹ hỏiý kiếntôi, tôi nóiphong tràochống đối ông Diệm đã và sẽ lan ra mạnh mẽ tronggiới họcsinh. Sự việc quả như vậy, ngay sau đó.

7. Sau khi thiết quân luật,hoạt độnghải ngoại làhòa thượngNhất hạnhvàbác sĩW.

8.Bác họcBửu Hội gặp tôi khi về thăm mẹ. Tôiphàn nànđộng thái gâyác cảm
nặng nề của ông. Ôngân hậnvà muốn đóng góp. Tôi nhờ chuyển đến Tổngthư ký Liên hợp quốc 5 va-ly đầyđủ tàiliệu. Chuyển ra để ở khách sạn ông Lê Văn Hiệp. Ông Hội đến nhận ở đó,chuyển giaorất chu đáo, nhanh chóng. Bằng tình cảm cá nhân, ông Hội lạitác độngcác Đại sứÁ Phiđếnđiều tranhân quyềnở Nam Việt Nam.Hòa thượngNhất hạnhvàbác sĩW. càngliên lạcvà hướng dẫncụ thểcho phái đoàn nầy. Chỉ vì tôi chưa kịp nói nên đôi bên chưa hiểu nhau.

9. Khi ởXá Lợi, tất cả chi phí không nhỏ cho việc của Pg miền Trung mà tôi phải liệu, thì người giúp tôi là ông Lê Văn Hiệp. Nhân đây, tôi nói đến chi phí khi còn ở Huế. Mọi chi phí ở đây vàlúc ấylà do các khuôn hộiThừa thiênlạc cúng, do tỉnh hội ấy thu và chi.

10. Tình báo một cách xuất sắc nhất là 1Phật tửtự động. Chính ông Nhu cũng lao đao vềsự tìnhbáo của người nầy. Người này thường viếtbáo cáogiao cho hòa thượng Tâm Châu mà không ra mặt. Nhưng sau nầy tôi cũng biết người đó là ai.

11.Hòa thượngTrí Quảng,lúc ấy, khá có khả năngvận độngphong tràohọc sinh.

12.Hòa thượngThiện minh có sáng kiến tấn công bà Nhu. Sự tấn công nàytác động nhanh và mạnh đến bất ngờ đối vớiphong tràohọc sinh. Mưu đồlừa đảocủa chính quyền trong việc thực thi Thôngcáo chungcũng rã vì “đức bàlồng lộn, vung vít”. Nhưnghòa thượngHộ giác và thầyGiác đứcthìtai họakhông nhỏ, vì “mồm miệng không ưa nổi” trong chiến dịch ấy. Nghe nói lúcbị bắt, 2 ngài được đức Bàhỏi thăm kháân cần.

13. Sau hết, mà thật ra là trước hết, tôi nói đến 1 người, một người bạn của tôi, Bs W. Ông thương tôihết lòng. Việc tôi làm, mở đầu màthế giớibiết, là do ông.Giao thiệp với Tổngthư kýLHQ đầu tiên là do ông. Sau thiết quân luật, Pg bị hốt rồi, cũng chính ônghoạt độngvớihòa thượngNhất Hạnh, rấthiệu quả.

Ông, trước không nói gì, nhưng tôi biết và biết rõ. Ông muốn qua tôi, Pg phải thành một lực lượng. Nhưngthực tếlàm cho ước muốn ấy khôngphù hợpvới chính Pg. Dẫu vậy, ông khôngbiến đổitình cảm, vẫn một lòng một dạ thương tôi, thương Pg của tôi.

Ở đây, tôinói vắn tắtvề ông - về cái tình ấy, cái tình tôi không thể quên, không bao giờ quên.

17.1
Ở trong tòa Đại sứ Mỹ, khi đoán chắc sẽ có đảo chánh, tôi lại lo nhưtình trạngHàn quốc: Lý Thừa Vãn đổ rồi, đảo chánh hoài. Như thế thì làm được cái gì. Ông Diệmbị đảo chánh rồi, tôicáo từra về, người Mỹ nói,nếu có thể, tôi nên gópý kiếnvới chế độ mới. Tôi nói, nhưng không nên đảo chánh nữa. Người Mỹ không nói lại gì hết.

Tôiđoán trướcnhững gì sẽ xảy ra.Nếu khôngvìthành lậpGiáo hội Phật giáoViệt Nam (GHPGVN), tôi đã “côngthành thânthoái” rồi. GHPGVN sẽthành lập, là vì phảithành lậpnhưng đối nội đối ngoại sẽ đầy những sự khó vui.Dầu vậy, vẫn phải thành lập, thay thế Tổng hộiPhật giáo Việt Namhếtnhiệm vụrồi.

Dự thảoHiến chươngcho GHPGVN, tôi viết lời mở đầu, “Công bốlý tưởnghòa bình,Phật giáokhông đặt sựtồn tạicủa mình ngoài sựtồn tạicủa dân tộc”. GHPGVN được cầm đầu bởi chức vụTăng thống, tước hiệu có từthời đạiĐinh Lê.

Tăng thốngtương đồng vớiTăng cang, tước hiệu vua Minh Mạng đã đổi ra.
GHPGVN gồm 2 viện:Tăng thốngvàHóa đạo,lãnh đạotất cảtăng nivàtín đồcủa Pg VN. Khichính thứcthành lập, tôitìm cáchgiữ chức vụ Chánhthư kýviện Tăng thống, là thật sự muốnẩn mình,hy vọngtiếp tụcdịch giải kinh sách vốn là chí hướng đích thực của tôi.

…Rốt cuộc, tôi không biết gì, không cóý địnhgì cả, nêncuộc đờitôi “không vẫn hoàn không”, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như sự tự truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in, mà thôi. “Không vẫn hoàn không” là Phật cho, tôi mới được như vậy.


(Trích “Trí Quang Tự truyện – NXB Tổng hợp TP.HCM – 2011)

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'