Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm giáo dục đã tăng 7,19% so với tháng trước, trong đó dịch vụ giáo dục (học phí) đã tăng 8,36% so với tháng trước. Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 3 năm qua.
Ngày 24.9, Tổng cục Thống kê (Bộ kế hoạch và Đầu tư) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9.2016 tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy tính từ đầu năm, CPI đã tăng 3,14% so với tháng 12 năm trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm giáo dục đã tăng 7,19% so với tháng trước trong đó dịch vụ giáo dục (học phí) đã tăng 8,36% so với tháng trước. Đây là mức tăng lớn nhấttrong vòng 3 năm qua.
Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng chủ yếu ở nhóm dịch vụ giáo dục do cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2.10.2015 của Chính phủ. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng.
Mức tăng đáng kể thứ 2 thuộc về nhóm giao thông với mức tăng0,55%. Chỉ số giá nhóm giao thông tháng 9 tăng chủ yếu do tác động của mặt hàng xăng dầu sau các lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 19.8.2016 và ngày 5.9.2016 vừa qua. Theo dự đoán, giá xăng dầu còn tiếp tục tăng trong tháng tới. Đồng thời, tác động dây chuyền, giá vé ô tô khách, taxi cũng tăng nhẹ góp phần vào mức tăng chung của nhóm.
Một diễn biến đáng chú ý khác là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng trở lại ở mức 0,09% so với tháng trước trong đó lương thực tăng 0,16%, thực phẩm tăng 0,1% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04% so với tháng trước.
Theo cơ quan này, giá lương thực tăng do những tác động tích cực từ thị trường xuất khẩu, còn giá thực phẩm tăng là do nhu cầu người dân gia tăng phục vụ nhu cầu sử dụng trong dịp tết trung thu vừa qua.
Hiện nay, với lượng cung trong nước dồi dào, các chuyên gia dự đoán giá lương thực chỉ biến động nhẹ trong thời gian tới, khó xảy ra việc tăng giá mạnh như một số dự báo được đưa ra hồi đầu năm khi tình trạng xâm ngập mặn xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các nhóm hàng còn lại tăng nhẹ, chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,07% so với tháng trước.
Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát cơ bản sau 9 tháng đã tăng 1,81%, khá sát với mức tăng 2,07% của chỉ số lạm phát chung, chứng tỏ chính sách tiền tệ vẫn có những tác động lớn đến lạm phát.
Trong số 10 địa phương được Tổng cục Thống kê lựa chọn công bố chỉ số giá, Thừa- Thiên Huế là tỉnh có mức tăng cao nhất 0,78% trong khi Gia Lai là tỉnh có mức tăng thấp nhất 0,21%.
Trước đó, theo dự báo củaCục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 9, một số yếu tố tác động, gây sức ép tăng nhẹ lên mặt bằng giá làtác động của đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 19.8;một số địa phương sẽ tiếp tục lộ trình tăng học phía năm học 2016-2017 trong tháng 9.
Trí Lâm