Sau khi “vật lộn” để cứu cháu bé sinh non, cân nặng chưa tới 1,4kg bị suy hô hấp nặng không thành công, các bác sĩ ở một bệnh viện quận đã phải hội chẩn khẩn cấp qua điện thoại với bác sĩ ở một bệnh viện chuyên khoa tuyến trên. Cuối cùng bệnh nhi này đã được cứu sống trong gang tấc.

Hội chẩn qua điện thoại, cứu cháu bé 1,35 kg suy hô hấp nặng

Hồ Quang | 02/10/2017, 11:36

Sau khi “vật lộn” để cứu cháu bé sinh non, cân nặng chưa tới 1,4kg bị suy hô hấp nặng không thành công, các bác sĩ ở một bệnh viện quận đã phải hội chẩn khẩn cấp qua điện thoại với bác sĩ ở một bệnh viện chuyên khoa tuyến trên. Cuối cùng bệnh nhi này đã được cứu sống trong gang tấc.

Ngày 2.10, bác sĩ Nguyễn Minh Quân – Giám đốc Bệnh viện quận Thủ Đức cho hay bệnh viện vừa cứu sống một cháu bé sinh non, cân nặng chỉ 1,35kg nhưng bị suy hô hấp nặng.

Cháu bé trên là con của sản phụ L.T.H.N (41 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) được sinh ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ.

Trước đó, chị N. đang mang thai ở tuần thứ 30 thì bất ngờ có dấu hiệu chuyển dạ nên gia đình đã đưa vào Bệnh viện quận Thủ Đức. Nhận định đây là mộttrường hợp sinh thiếu tháng sẽ có những diễn biến bất thường, bệnh viện đã huy động các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Ađể hỗ trợ cho khoa sản nhằm đảm bảo sự an toàn cho bé.

Đúng như nhận định, ngay sau khi sinh cháu bé này đã bị suy hô hấp nặng, các bác sĩ phải tiến hành hỗ trợ thở áp lực dương liên tục qua đường mũi (NCPAP) tại phòng sinh và lập tức chuyển vào đơn vị Hồi sức Nhi.

Tại đây cháu bé được hỗ trợ nằm lồng ấp và tiếp tục thở áp lực dương liên tục qua đường mũi (NCPAP), đặt catheter tĩnh mạch trung tâm qua đường rốn, đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, catheter động mạch quay đo huyết áp động mạch xâm lấn.

Tuy nhiên, sau đó 30 phúttình trạng suy hô hấp của bé diễn biến ngày càng nặng. Các bác sĩ ở Bệnh viện quận Thủ Đức đã tiến hành một cuộc hội chẩn chớp nhoáng qua điện thoại với bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.

Ngay sau đó, các bác sĩ ở đây đã tiến hành đặt nội khí quản và bơm 2 lọ surfactant (chất trưởng thành phổi). Trước và sau bơm đã không có tai biến xảy ra. Bé tiếp tục được thở máy, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh, chiếu đèn dự phòng vàng da.

“Sau 7 ngày điều trị, tình trạng hô hấp của bé ngày càng ổn định, thông số máy thở thấp, bé được tiếp tục dùng kháng sinh. Các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi bé tự thở tốt, dinh dưỡng qua đường tiêu hóa tốt, các chức năng hệ cơ quan bình thường thì sẽ được xuất viện về với mẹ”, bác sĩ Quân cho biết.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội chẩn qua điện thoại, cứu cháu bé 1,35 kg suy hô hấp nặng