Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Hơn 100.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 2020

Lam Thanh | 27/12/2020, 16:17

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Hơn 100.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Tổng cục Thống kê cho biết tháng 12.2020, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 356,8 nghìn tỉ đồng và số lao động đăng ký là 73 nghìn lao động, giảm 18,4% về số doanh nghiệp, tăng 25,3% về vốn đăng ký và giảm 39% về số lao động so với tháng trước.

dn.jpg
Hơn 100 nghìn DN tạm ngừng hoạt động

Trong tháng, cả nước còn có 5.358 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 54,6% so với cùng kỳ năm 2019; 2.251 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 18,8% và tăng 9,8%; 5.419 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,2% và giảm 16,7%; 2.021 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,1% và tăng 8,2%.

Tính chung năm 2020, cả nước có 134,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 29,2% về vốn đăng ký và giảm 16,9% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 đạt 16,6 tỉ đồng, tăng 32,3% so với năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 44,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2020 lên 179 nghìn doanh nghiệp, tăng 0,8% so với năm trước.

Trung bình mỗi tháng có 14,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Năm 2020 có 101.700 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước.

Cụ thể: 46,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 62,2%; gần 37,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 13,8%; gần 17,5 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 3,7%. Trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 4/2020 cho thấy có 40,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 4/2020 tốt hơn quý 3/2020; 24,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 34,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.

Dự kiến quý 1/2021 so với quý 4/2020, có 42,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 38,2% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Hoạt động vận tải đang dần hồi phục

Năm 2020, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới nhưng được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm; hoạt động vận tải trong nước đang dần phục hồi nhưng vận tải ngoài nước và du lịch còn gặp nhiều khó khăn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 4/2020 ước tính đạt 1,3 triệu tỉ đồng, tăng 6,4% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 5 triệu tỉ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 1,2% (năm 2019 tăng 9,5%).

Vận tải hành khách quý 4 năm nay ước tính đạt 913,3 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 43,4 tỉ lượt khách/km, giảm 31,5%.

Tính chung năm 2020, vận tải hành khách đạt 3,5 tỉ lượt khách vận chuyển, giảm 29,6% so với năm trước (năm 2019 tăng 11%) và luân chuyển 163 tỉ lượt khách/km, giảm 34,1% (năm 2019 tăng 10,9%).

Vận tải hàng hóa quý 4 năm nay ước tính đạt 508,7 triệu tấn hàng hóa, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 95,8 tỉ tấn.km, giảm 3,7%.

Tính chung cả năm 2020, vận tải hàng hóa đạt 1,7 tỉ tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 5,2% so với năm trước (năm 2019 tăng 9,7%) và luân chuyển 339,4 tỉ tấn.km, giảm 6,7% (năm 2019 tăng 7,8%).

Doanh thu hoạt động viễn thông quý 4/2020 ước tính đạt 102,8 nghìn tỉ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,1%); tính chung cả năm 2020 ước tính đạt 381 nghìn tỉ đồng, giảm 0,6% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,1%).

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12 ước tính đạt 16,3 nghìn lượt người, giảm 8,1% so với tháng trước và giảm 99% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so với năm trước.

Thị trường chứng khoán tăng 20%

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất điều hành tạo điều kiện cho nền kinh tế có điều kiện phục hồi nhanh trước ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển ổn định và an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp; huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán tăng khoảng 20% so với năm trước.

Tính đến thời điểm 21.12.2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,1%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,87% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,14%).

Doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm quý 4/2020 ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm 2020 doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm tăng 17% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.

Tính đến ngày 17.12.2020, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán đạt 383,6 nghìn tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 7 nghìn tỉ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019.

Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường trái phiếu đạt 10.247 tỉ đồng/phiên, tăng 11,3%; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán phái sinh đạt 157.314 hợp đồng/phiên, tăng 77%.

Bài liên quan
Doanh nghiệp Việt mất hàng nghìn USD vì hàng tắc ở Trung Quốc
Hàng cá tra, tôm... của Việt Nam dự báo tiếp tục gặp khó những tháng cuối năm do Trung Quốc chống dịch COVID-19. Đặc biệt là cá tra, các doanh nghiệp đang mất hàng nghìn USD vì hàng tắc nghẽn ở Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 100.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 2020