Tính đến chiều 5.8 (giờ địa phương), đã có hơn 180.000 người ký tên đồng ý kiến nghị Tổng thống Vladimir Putin cách chức Thủ tướng Dmitry Medvedev, người đã dám nói giáo viên nên "kiếm chỗ thơm hơn để kiếm được nhiều tiền hơn"
BáoMoskovsky Komsomoletsviết xã luận châm biếm: “Hoàn toàn có thể hiểu được phát biểu của Thủ tướng. Chúng ta đều biết rõ các quan chức chính phủ giỏi kết hợp nhiệm vụ chính với làm ăn, gồm những vụ làm ăn lớn”.
Trong khi đó, báoNovaya Gazetagián tiếpcông kích Thủ tướngMedvedev với lời lẽmạnh hơn.
Sự việcbắt đầu tại một diễn đàn giáo dục giới trẻ ngày2.8.
Một giảng viên đại họcở vùng nghèo Dagestan hỏi Thủ tướng Nga DmitryMedvedev rằng tại sao lương giáo viên chỉ khoảng 15.000 rúp/tháng (230 USD) trong khi cảnh sát hưởng mức lương cao hơn, khoảng 50.000 rúp (750 USD).
Theo báoKommersant, Thủ tướngMedvedev trả lời:“Một giảng viên năng động hiện đại thì phải có khả năng tìm cách kiếm thêm”.
Ông nói thêm: “Không cần thiết phải so sánh, vấn đề là anh chọn điều gì trong đời. Giảng dạy là một nghề nghiệp.Nếu anh muốn có tiền thì có rất nhiều chỗ tuyệt vời để anh có thể kiếm tiền nhanh hơn và tốt hơn. Vậy mà anh không lao vào làm ăn, đúng không? Đólà do anh lựa chọn”.
Ông tự giới thiệulà một giảng viên thành công trong kiếm sống: “Nói chung tôi từng kiếm sống qua ngày được. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi dạy nhiều chỗ, tổ chức hội thảo. Lương tôi lúc đó khoảng 90 rúp trong khi lương cảnh sát là 250 rúp. Công việc cảnh sát khó hơn, nguy hiểm hơn nên anh đừng so sánh”.
Thống kê nhà nước Nga cho biết, lương trung bình ở Nga khoảng 37.000 rúp/tháng (566 USD), giáo viên lãnh khoảng 32.000 rúp/tháng nhưng số liệu này thay đổi tùy theo vùng. Ở Dagestan, giáo viên lãnh mức lương tháng trung bình 18.000 rúp.
Dù việc Thủ tướngMedvedev gợi ý giáo viên “chuyển sang làm ăn” chỉ gây cười ở diễn đàn, dân Nga lại không thấy hài hước chút nào. Phát biểu này của ông Medvedev bị xem là “xa dân, không lo cho dân”
Ngày 4.8, trang web Change.org đãkêu gọi Tổng thống Putin cách chức thủ tướng. đếnchiều 5.8 đã có hơn 180.000 người ký tên đồng ý kiến nghị.
Theo nguyên tắc,Hạ viện Nga phải tranh luận về bất kỳ kiến nghị nào của dân nếu kiến nghị đó đạt được từ100.000 chữ ký.
Alexander Li, tác giả bản kiến nghị viết: “Chính phủ phải do một người có học, có tài và ủng hộ đất nước lãnh đạo. Hiện chúng ta chỉ thấy điềungược lại”.
Bản kiến nghị đã chuyển đến Tổng thống Putin nhưng điệnKremlin chưa xác nhận. Người phát ngôn Dmitri Peskov bác bỏ thông tin của báo Financial Times rằng cựu Bộ trưởng Tài chính Alexey Kudrin sẽ thay ông Medvedev làm thủ tướng sau cuộc bầu cử quốc hội Nga vào tháng 9 tới.Ông Peskov nói không biết gì về bản kiến nghị.
Đây không phải lần đầu ông Medvedev có phát biểu khiến dân bức xúc.
Hồi tháng 5, ông Medvedev khiến dân Nga khó chịu khimột cụ bà hưu trí ở Crimea hỏi liệu Moscow có tăng lương hưu cho khu vực này để đền bù khủng hoảng kinh tế sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Ông Medvedev đáp: “Hiện tại chẳng còn chút tiền nào…nhưng bà cứ treo đó đi”.
Theo Reuters, phe đối lập ở Nga nhắc đi nhắc lại câu nói này mỗi khi một công chức khoe của cải. Như hồi tháng 7, một phó thủ tướng bị cho là đã chi 1,6 triệu USD thuê máy bay riêng để chở bầy chó đắt tiền đi dự cuộc thi chó đẹp.
Các giáo viên Nga thường bất mãn cácquan chức Nga “phát biểu vô cảm” về việc họ bị lãnh lương thấp.
Năm ngoái, một nghị sĩ ở thành phố Yekaterinburg đã từngkhuyên các giáo viên nên tự tìm chồng giàu để được sống sung sướng.
Ông Medvedev từng giữ chức tổng thống Nga từ năm 2008 đến năm 2012 và đãlà giảng viên khoa luật Đạihọc St Petersburg trong những năm 1990.
Trung Trực (tổng hợp)