Ngày 7.8, Thái Lan sẽ tổ chức trưng cầu ý dân để thông qua dự thảo hiến pháp mới. Kênh truyền hình CNBC (Mỹ) nhận định dự thảo hiến pháp mới sẽ gia tăng quyền lực của quân đội và làm dấy lên lo ngại về tình hình dân chủ tại Thái Lan.

Thái Lan: Từ đảo chính đến trưng cầu ý dân

Tuấn Anh | 06/08/2016, 08:28

Ngày 7.8, Thái Lan sẽ tổ chức trưng cầu ý dân để thông qua dự thảo hiến pháp mới. Kênh truyền hình CNBC (Mỹ) nhận định dự thảo hiến pháp mới sẽ gia tăng quyền lực của quân đội và làm dấy lên lo ngại về tình hình dân chủ tại Thái Lan.

Hai năm sau khi quân đội Thái Lan thực hiện thành công cuộc đảo chính lên nắm quyền, người Thái sẽ bỏ phiếu trưng cầu ýdân vào ngày 7.8 để thông qua dự thảo hiến pháp mới.

Vì sao Thái Lan tổ chứctrưngcầu ýdân?

Tháng 5.2014, quân đội Thái Lan đã thực hiện thành công cuộc đảo chính lần thứ 12 kể từnăm 1932, khi Thái Lan bắt đầu áp dụng nền chính trị quân chủ lập hiến.

Ông Prayuth Chan-o-cha, lúc bấy giờ là tướng tư lệnh quân đội chỉ huy đảo chính, được đưa lên làm Thủ tướng thay cho bàYingluck Shinawatra được dân bầu.Ông Prayuth đã cho bãi bỏ hiến pháp cũ và tuyên bố sẽ tổ chức tổng tuyểncử sau khi Thái Lan thông qua được bản hiến pháp mới.

Ông Prayuthcho rằng cuộc đảo chính năm 2014 do quân đội thực hiện nhằmmục đích gìn giữ hòa bình và dẹp bỏ bất ổn chính trị đang diễn ra lúc bấy giờ. Theo ông, Thái Lan chỉ có được dân chủ một khi đạt được ổn định chính trị.

Thủ tướng Thái LanPrayuth Chan-o-cha - Ảnh: Reuters.

Nhiệm vụ soạn thảo dự thảohiến pháp mới được giao cho Ủy ban Soạn thảo hiến pháp (CDC). Bộ phận nàydo chính ông Prayuth thành lập sau khi đảo chính thành công.

Năm 2015, một dự thảo hiến pháp mớiđược biên soạn đã bị Hội đồng Cải cách quốc giabác bỏ. Cơ quan nàycũng do ông Prayuth thành lập giữnhiệm vụ giám sát công tác cải cách kinh tế. Chính vì vậy thời gian tổ chứctổng tuyển cử đượcdời lại.

Dự thảo hiến pháp được Ủy ban Soạn thảo hiến pháp soạn thảo lần thứhai sẽ được người dân Thái bỏ phiếu trong cuộctrưng cầu ýdân ngày 7.8.

Theo ông Prajak Kongkirati, chuyên gia cộng tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore, trưng cầu ýdân ở Thái Lansẽ không ảnh hưởng tức thì đếntình hình chính trị tại nước nàydo quân đội vẫn sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực cho tới khi tổng tuyến cử được tổ chức.

Ông phân tích: “Trong trường hợp bản dự thảo hiến pháp được thông qua, nền chính trị của Thái Lan sẽ đi theo hướng gần như chuyên chế và chịu sự dẫn dắt của quân đội. Nếudự thảo hiến pháp bị phần lớn người dân bác bỏ, chắc chắn uy tín của quân đội cũng như các thành viên cấp cao trong chính phủ đã chống lưng cho vụ đảo chính sẽ bị ảnh hưởng xấu. Việc này sẽ là thông điệp cho chính quyền quân sựthấy rằng họ không thể đơn phương áp đặt một chế độ chính trị mà không thông qua quy trình có người dân tham gia”.

Quân đội đối đầu với người biểu tình trong vụphản đối đảo chính tại Bangkokvào tháng 5.2014 - Ảnh: AP

Theo chuyên gia, kết quảtrưng cầu ýdânngày 7.8 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộctổng tuyển cử của Thái Lan năm 2017.

Thủ tướng Prayuth đãquả quyết sẽ tổ chức tổng tuyển cửvào cuối năm 2017mặc cho kết quả của cuộc trưng cầu ýdân.Điều này có nghĩa rằng nếu bản dự thảo hiến phápkhông được dân Thái ủng hộ,Ủy ban Soạn thảo hiến phápsẽ lạitiếp tục soạn thảo lần thứba một dự thảo hiến pháp mới. Trong trường hợp đó, chính quyền quân sựcó thể áp đặt bất cứbản hiến pháp mới nào mà không cầnthông qua ý kiếnngười dân.

Mặt khác,hành động quân đội đơn phương đưa ra hiến pháp cũng rất có thể sẽ dẫn đến việc dân Tháiđồng loạt tẩy chay tổng tuyển cử vào năm 2017. Đây cũng là một kịch bản mà bản thân quân đội Thái Lan không mong muốn xảy ra.

Chuyên gia Kongkirati kết luận: “Câu hỏi lớn hơn trong lúc này đó là làm cách nào để Thái Lan có thể vượt qua khỏi giai đoạn chuyên chế của quân đội để quay lại phát triển tiếp nền chính trị dân chủ. Cho đến khi các phe nhóm chính trị và tổ chức xã hội đạt đượcđồng thuận thì trong giai đoạn này,quay trở lạinền chính trị dân sự vẫn đang còn làviễncảnh xa vời”.

Dùng voi phát tờ rơi vận động người dântham gia cuộctrưng cầu ý dân ngày 7.8- Ảnh: Reuters

Dự thảo hiến pháp mới sẽ trao nhiều quyền cho quân đội

Bản dự thảo hiến pháp lần thứ nhất của Thái Lanđã bị các nhà làm luậtbác bỏ do có điều khoản cho phép thành lập một ủy ban, trong đó quân đội có thể lấn áp quyền lực củatư pháp và hành pháptrong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Bảndự thảo hiến phápmới lần thứ haicho phép chính quyền quân sựcóảnh hưởng gián tiếp và “tạo ra nhiều rào cản cho việc chỉnh sửa hiến pháp trong tương lai”, theobáo cáo công bố ngày 2.8 của Tập đoàn tài chính Morgan Stanley (Mỹ).

Theobáo cáo của Morgan Stanley, dự thảo hiến pháp mới nhất cho quân đội Thái Lanquyền chỉ định thành viên vào Thượng việnvà cáccá nhân không phải thành viên Quốc hội vào chức thủ tướng.Báo cáo của Morgan Stanley còn chỉ ra rằng trong trường hợp Hạ viện Thái Lan không đạt được thống nhất trong việc chỉ định thủ tướng, Thượng viện có quyền can thiệp.

Một khảo sát do Viện Quốc gia về phát triển hành chính tại Bangkok thực hiện cho thấy trong 1.500 ngườiđược khảo sát, có đến 59% chưa biết phải quyết định thế nào về bảndự thảo hiến pháp mới này. Còn lại, 33% số người được hỏi ủng hộ bản dự thảo và 6% chống lại văn bản này.

Tập đoàn tài chính Morgan Stanleyđánh giá tình trạng chính trị phức tạp hiện nay ít có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế Thái Lan.Theo phân tích của Morgan Stanley, các nhà làm luật chắc chắn sẽ có những phản ứng phù hợp để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Người dân Thái với những miếng dán kêu gọi nói "Không" với dự thảo hiến pháp mới- Ảnh: Reuters

Chỉ trích từ dư luận quốc tế

Trước khi diễn ra cuộc trưng cầu ýdânvào ngày 7.8 tại Thái Lan, các tổ chức nhân quyền trên thế giới đãđồng loạt lên án mạnh mẽ quân đội Thái Lan vì đã ra tay trấn áp người biểu tình chống lại dự thảo hiến pháp mới.

Ngày 27.7, chính quyền quân sự Thái đã bắt giữ Tassanee Buranupakorn, Phó chủ tịch vùng Chiang Mai và nguyên nghị sĩ thuộc đảngVì nước Thái (Pheu Thai), với tội danh tuyên truyền thông tin sai sự thật về hiến pháp.

Sau đó ngày 2.8, 19 thủ lĩnh của phong trào áo đỏủng hộ dân chủ cũng bị chính quyền quân sự truy tố tội vi phạm luật cấm tụ tập với ý đồ chính trị, theo hãng tin AFP.

Huỳnh Hy (theo CNBC)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan: Từ đảo chính đến trưng cầu ý dân