Huy động vàng là một phương án ẩn chứa quá nhiều rủi ro cả về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc gia, đồng thời có thể gây ra những bất ổn xã hội rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Huy động vàng trong xã hội: Vì sao chỉ nên dừng ở mức 'ý tưởng'?

Nhàn Đàm | 15/07/2016, 11:45

Huy động vàng là một phương án ẩn chứa quá nhiều rủi ro cả về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc gia, đồng thời có thể gây ra những bất ổn xã hội rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Một câu chuyện nhận được sự chú ý và quan tâm rộng khắp trong nền kinh tế Việt Nam những ngày qua, không chỉ trong giới chuyên môn mà còn có thể tác động tới một bộ phận lớn người dân trong xã hội, là việc Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đề xuất huy động vàng trong xã hội (lên tới khoảng 500 tấn) như một nguồn lực cần thiết để phục vụ và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Không khó để nhận ra hình thức huy động vốn này có nhiều điểm khác biệt với hầu hết các hình thức huy động nguồn vốn thông thường khác được Nhà nước và Chính phủ thường sử dụng, khi bản thân kinh nghiệm trong vài năm trước của chính Việt Nam đã học được một bài học đắt giá từ việc huy động vàng. Đây là một phương án ẩn chứa quá nhiều rủi ro cả về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính quốc gia, đồng thời có thể gây ra những bất ổn xã hội rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Đó là lý do vì sao nó chỉ nên dừng lại ở mức “ý tưởng” đơn thuần mà thôi.

Trước tiên, hãy thử phân tích các tác động của việc huy động vàng đang được người dân cất giữ trong xã hội đối với nền kinh tế và thị trường tài chính quốc gia như một ảnh hưởng vĩ mô. Không khó để hiểu lý do của đề xuất huy động 500 tấn vàng trong xã hội này của Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. Đó là một cách thức huy động nguồn lực tài chính trong xã hội để giải quyết các vấn đề về ngân sách quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vốn đang chịu sức ép khá lớn do nợ công. Đứng trên góc độ huy động nguồn vốn trong xã hội, thì việc đề xuất ý tưởng huy động vàng trong dân này về ý nghĩa cũng gần tương đương với việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) là thu hút các nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong xã hội, trong đó người dân đem vàng đến ngân hàng thương mại hoặc sàn vàng để ký gửi vàng và nhận lại một chứng chỉ vàng với một khoản lãi suất tương ứng.

Tuy nhiên, việc huy động vàng trong dân chỉ giống với việc phát hành TPCP ở bề ngoài, chủ yếu chỉ dừng lại ở cách thức huy động mà thôi, còn lại thì khác hoàn toàn với việc phát hành TPCP khi mà việc huy động vàng có thể dẫn tới một loạt những tác động khó lường với nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia. Hơn ai hết, Việt Nam là quốc gia hiểu rõ nhất các tác động này khó lường đến mức nào khi chỉ mới cách đây vài năm thôi, những chính sách lỏng lẻo trong quản lý thị trường vàng đã dẫn tới một loạt những sự cố lớn.

Điển hình là việc các ngân hàng thương mại được phép huy động vàng, kinh doanh vàng và cho vay tín dụng vàng dẫn tới làn sóng đầu cơ vàng lan rộng đến mứcvượt khỏi sự kiểm soát, tạo ra một trong những cơn biến động lớn trên thị trường tài chính Việt Nam. Phải trải qua 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012, với lần lượt các biện pháp đóng cửa 20 sàn vàng, loại vàng khỏi rổ tiền tệ và cuối cùng là ban hành Nghị định 24 và thương hiệu vàng quốc gia một giá, thì tình hình mới dần ổn định trở lại cho tới nay. Và một thực tế cần phải cân nhắc ở thời điểm hiện tại làviệc đề xuất huy động vàng trong dân hoàn toàn có thể kích hoạt những biến động đó quay trở lại một lần nữa.

Trước hết, khác với việc huy động vốn bằng cách phát hành TPCP, việc huy động vàng trong dân có thể kích hoạt một loạt các biến động có tác động rộng lớn trên thị trường tài chính. Đầu tiên, việc huy động vàng có thể cho phép vàng từ chỗ là một tài sản chỉ có ý nghĩa cất giữ được mang thêm chức năng lưu thông. Điều này có thể đẩy giá vàng lên một mức có thể tính toán được, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng gia tăng mạnh hoạt động tích trữ và đầu cơ vàng trong xã hội, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam. Trong khi chúng ta đang đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu trong năm nay, thì việc đề xuất huy động 500 tấn vàng trong xã hội lại đang đi ngược hẳn lại với mục tiêu đó, khi gián tiếp tạo ra một khả năng có thể tác động mạnh tới tỷ giá đồng nội tệ.

Không chỉ có thể khiến thị trường tài chính bị tác động mạnh, mà điều này còn làm gia tăng tình trạng vàng hóa và đô la hóa nền kinh tế Việt Nam. Việc cho phép vàng mang thêm chức năng lưu thông có thể khiến người dân vừa gia tăng tình trạng tích trữ vàng thay vì đồng nội tệ, mà còn khiến cho việc lưu thông vàng như một tài sản giao dịch trong nền kinh tế tăng lên đáng kể. Việc nàyđồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng vàng hóa nền kinh tế. Ngoài ra, khi Chính phủ huy động vàng từ người dân trong xã hội, điều tất yếu là Ngân hàng Nhà nước sẽ phải quy đổi hàng trăm tấn vàng đó ra đồng USD để sử dụng vào các mục đích kinh tế hoặc thanh toán nợ, đồng nghĩa với việc tăng tình trạng đô la hóa nền kinh tế.

Cả hai tình trạng vàng hóa và đô la hóa nền kinh tế đều là hai vấn đề nghiêm trọng mà mọi nền kinh tế trên thế giới đều cố gắng để không mắc phải, trong khi chúng ta lại đang đề xuất một chính sách có thể cùng lúc dẫn tới cả hai tình trạng nguy hiểm này. Hầu hết các quốc gia đã và đang lập một sàn giao dịch vàng trên thế giới thì phần lớnđều hướng đến mục tiêu giảm tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế của mình. Điển hình cho điều này là Ấn Độ, một trong hai thị trường nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới do nhu cầu tích trữ vàng của người dân Ấn Độ là rất lớn. Việc lập ra sàn giao dịch vàng quốc gia là một phần trong kế hoạch hướng tới mục tiêu “tiền tệ hóa vàng” của chính phủ Ấn Độ để huy động khoảng 20.000 tấn vàng trong xã hội nước này và hướng tới việc giảm nhẹ phần nào nhu cầu nhập khẩu vàng của xã hội Ấn Độ, khuyến khích người dân cất giữ, sử dụng và gửi tiết kiệm tiền mặt.

Trên thực tế, một xu hướng chủ chốt trong bất cứ một nền kinh tế nào trên thế giới là việc dòng tiền sẽ luôn chảy vào vàng khiến cho mặt hàng này luôn có xu hướng tăng giá. Trong đó, nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định, sẽ làm gia tăng thu nhập và nhu cầu với hàng xa xỉ trong đó có vàng sẽ tăng lên,khiến vàng tăng giá; ngược lại nếu nền kinh tế suy thoái thì sẽ xuất hiện dòng tiền chảy vào vàng để tìm nơi trú ẩn cũng khiến giá vàng tăng lên.

Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quản lý rất chặt chẽ thị trường vàng của mình và đều có xu hướng ngăn cản quá trình vàng hóa diễn ra trong nền kinh tế, kể cả những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới như Trung Quốc hay Ấn Độ. Trong khi đó, Việt Nam ở thời điểm hiện tại dù không đứng trước nguy cơ đe dọa từ việc gia tăng tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, thì lại đang có thể vô tình khơi dậy và gia tăng tình trạng này bằng cách huy động vàng trong xã hội như một nguồn lực cho phát triển.

Nói cách khác, việc huy động vàng trong xã hội là một giải pháp không có nhiềumặt lợi ích khi về cơ bản nó cũng chỉ giống như mọi cách thức huy động vốn khác là đem lại một nguồn vốn nhất định để phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và Chính phủ;trong khi đó nó lại ẩn chứa quá nhiều nguy cơ và rủi ro với nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Đó rõ ràng là một cái giá quá đắt nếu như chỉ với mục đích là huy động một nguồn vốn nhất định. Nguy cơ của đề xuất này rõ ràng là cao hơn rất nhiều lần so với các đề xuất huy động vốn khác, kể cả việc tăng vay vốn ODA dù là với mức lãi suất cao nhất đi nữa. Chưa kể đến các tác động nguy hiểm về mặt xã hội mà đề xuất này có thể đem lại. Đó là lý do vì sao đề xuất huy động vàng trong xã hội này ở thời điểm hiện tại có lẽ chỉ nên dừng lại ở mức “ý tưởng”.

Nhàn Đàm(theo The Saigon Times, CafeF, Vneconomy)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huy động vàng trong xã hội: Vì sao chỉ nên dừng ở mức 'ý tưởng'?