Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc tăng trưởng dựa vào đầu tư như hiện nay là hết sức nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, toàn bộ công sức tái cơ cấu suốt 5 năm qua sẽ đổ xuống sông xuống bể.

TS Vũ Đình Ánh: 'Trả giá đắt nếu nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao'

Trí Lâm | 15/07/2016, 08:54

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc tăng trưởng dựa vào đầu tư như hiện nay là hết sức nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, toàn bộ công sức tái cơ cấu suốt 5 năm qua sẽ đổ xuống sông xuống bể.

Tăng trưởng tiếp tục gây thất vọng

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2.2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố ngày 14.7, tăng trưởng kinh tế quý 2 tiếp tục gây thất vọng khi chı̉ đạt 5,52%.

Theo đánh giá tổng quan của VEPR, trong quý 2, sản xuất nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn trong khi khu vực dịch vụ vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định; Khu vực khai khoáng có tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể; Chỉ số hoạt động kinh tế VEPI của VEPR đạt 5,19%, cao hơn mức tăng trong quý 1 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bı̀nh trong năm 2015.

Báo cáo cho thấy, lạm phát đã tăng liên tục trong 3 tháng trở lại đây. Đáng chú ý, lạm phát toàn phần đã cao hơn lạm phát lõi cho thấy sự gia tăng mạnh trong chı̉ số giá các nhóm hàng lương thực thực phẩm, năng lượng do Nhà nước quản lý.

Lạm phát tăng nhanh không chı̉ do yếu tố điều chı̉nh giá của Nhà nước mà còn bởi sự hồi phục của giá hàng hóa trên thế giới. Mặc dù vậy, theo nhận định của VEPR, nguy cơ lạm phát tăng trở lại vẫn còn rất lớn.

Đồng thời, báo cáo cũng cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu hồi phục nhẹ, với mức tăng 5,2% xuất khẩu và 2,2% nhập khẩu. Thâm hụt thương mại giảm nhẹ so với quý 1 và đạt trạng thái cân bằng.

Tuy vậy, báo cáo này cũng cho rằng, bên cạnh những khó khăn thì kinh tế quý 2 vẫn có những điểm sáng nhất định. Chı̉ số PMI (Chỉ số nhà quản trị mua hàng) các tháng quý 2 tăng mạnh so với ba tháng đầu năm, lần lượt đạt 52,3 – 52,7 – 52,6. Điều này cho thấy rõ hơn rằng điều kiện kinh doanh trong khu vực sản xuất của Việt Nam đang từng bước được cải thiện.

Theo đánh giá của VEPR, Chı́nh phủ đã có những bước đi đầu tiên nhưng vững chắc trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, hứa hẹn mở rộng không gian cho doanh nghiệp tư nhân.Theo đó, tı̀nh hı̀nh hoạt động của các DN có nhiều cải thiện trong nửa đầu năm 2016. Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới cũng như số vốn đăng ký trung bı̀nh tăng mạnh. Tuy nhiên, lượng lao động sử dụng trong các doanh nghiệp mới lại giảm so với cùng kỳ năm trước.

6 tháng cuối năm “không sáng sủa”

Chia sẻ tại tọa đàm, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch – Đầu tư) cho biết, vấn đề tài chính, ngân sách chưa năm nào căng thẳng như năm naybởi vì thu không đạt yêu cầu, chi lại vượt yêu cầu quá nhiều và không tiết chế được.Bên cạnh đó, đầu tư không tăng, nợ công cứ tăng dần và thanh toán được rất ít… nên đây là lực cản hàng đầu cho việc tăng trưởng, đi dần vào trạng thái bất ổn định kinh tế vĩ mô.

“Tư duy điều hành tăng trưởngkhông thay đổi, khi chúng ta thấy đi xuống thì lại gồng lên, tìm mọi cách để bơm vốn để đạt con số đã đề ra chứ không quan tâm đến chất lượng tăng trưởng. Kiểu tư duy này cần xem xét lại”, TS Hồ nói.

TS Hồ cho hay, tiến trình cải cách vừa rồi khá tốt, tuy nhiên, kinh tế từ nay đến cuối năm là “không sáng lắm”. Với tư duy này, cách điều hành này thì hiệu quả không cao; phải thay đổi tư duy kiểu khác và bắt tay vào hành động chứ không chỉ dừng ở tuyên bố.

TS Nguyễn Đức Thành,Viện trưởng VEPR cũng nhận định rằngmục tiêu tăng trưởng 6,7% như Quốc hội đề ra là không thể đạt được. Theo dự báo của VEPR, tăng trưởng kinh tế năm 2016 chỉ đạt mức 6% hoặc thấp hơn.

Do đó, ông Thành cho rằngcần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô. Nếu bất ổn vĩ mô tái diễn thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều và kịch bản này hoàn toàn có cơ sở.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, muốn đạt mức tăng trưởng 6,7% như mục tiêu đề ra, 6 tháng cuối năm phải đạt mức 7,6%. Tuy nhiên, ông Ánh cũng nhận định điều này là rất khó nếu không muốn nói là không thể.

Cẩn thận vớiviệc tăng trưởng nhờ đầu tư!

Theo TS Vũ Đình Ánh, để đạtđược 6,7% là rất khó, nhưng cách mà người ta cố gắng để đạt được con số này mới là điều đáng lo ngại. Đó là kích cầu.

“Chúng ta kêu gào tái cơ cấu kinh tế suốt từ năm 2011 đến nay, nhưng cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn khuyến nghị tăng đầu tư. Tức là vẫn tăng trưởng dựa vào đầu tư”, ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, đầu tư 6 tháng đầu năm đã lên tới 32,9% GDP, cao hơn hẳn các năm mà tăng trưởng lại thấp hơn hẳn. Trong khi đó, 6 tháng tới đây vẫn kêu gọi tăng đầu tư để tăng trưởng. Như vậy, toàn bộ công sức tái cơ cấu suốt 5 năm qua đổ xuống sông xuống bể.

“Hiện nay, nhiều người đang khuyến nghị tăng cường giải ngân vốn đầu tư Nhà nước, nói theo ngôn ngữ dễ hiểu là tăng cường “ném tiền” Nhà nước ra. Đây là cái lưới mỏng tài khóa thông qua tăng đầu tư, bởi vì nhờ đòi tăng đầu tư để tăng trưởng”,ông Ánh nhấn mạnh.

Ngoài việc tăng trưởng dựa vào đầu tư thì Việt Nam cũng chọn cách tăng trưởng nhờ tăng xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 5,9%, như vậy cách xa so với mục tiêu 10%.

“Tăng trưởng xuất khẩu nửa năm 5,9% mà đòi cả năm 10% thì nửa cuối năm phải là bao nhiêu? Rất khủng khiếp, lấy đâu ra mà tăng”, ông Ánh nhấn mạnh.

Thông tin thêm, ông Ánh cho rằng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cũng khó đạt được khi xuất khẩu giảm chủ yếu do giá nhập khẩu của các nước giảm. Đây là một bài toán rất bí chứ không phải chuyện chơi, bởi vì bối cảnh kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam cũng không thể làm được gì, không thể định hướng được về giá.

"Lựa chọn cách thức tăng trưởng sai thì phải trả giá, tăng trưởng sẽ không đạt như mong muốn và hệ lụy lớn hơn. Mục tiêu 6,7% đạt hay không đạt, quan trọng là nhìn vào phía cung chứ đừng nhìn vào vấn đề kích cầu, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu",ông Ánh khuyến nghị.

Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằngtăng trưởng nóng như một cái vỏ mong manh, không bền vững và đừng cố đạt số lượng tăng trưởng mà quên đi chất lượng tăng trưởng.

Trí Lâm
Bài liên quan
Samsung định cắt giảm tới 30% nhân viên ở nước ngoài vì các đơn vị chủ chốt chịu áp lực tăng trưởng
Samsung Electronics, hãng sản xuất smartphone, tivi và chip nhớ hàng đầu thế giới, định cắt giảm tới 30% nhân viên ở nước ngoài tại một số bộ phận, ba nguồn tin có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này tiết lộ với Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Vũ Đình Ánh: 'Trả giá đắt nếu nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao'