Sự suy thoái của Trung Quốc đang lây lan một cách nhanh chóng tới phần còn lại của thế giới. Vì vậy, thị trường toàn cầu nên ứng phó trước sự suy thoái của Trung Quốc, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

IMF: Thị trường toàn cầu nên ứng phó trước sự suy thoái của TQ

Một Thế Giới | 02/09/2015, 05:00

Sự suy thoái của Trung Quốc đang lây lan một cách nhanh chóng tới phần còn lại của thế giới. Vì vậy, thị trường toàn cầu nên ứng phó trước sự suy thoái của Trung Quốc, bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.

Bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, thị trường toàn cầu nên ứng phó trước sự suy thoái của Trung Quốc và cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ yếu hơn IMF dự đoán 2 tháng trước.

“Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang điều chỉnh theo một mô hình tăng trưởng mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này lại diễn ra chậm nhưng không nhanh chóng và hoàn toàn không mong đợi. 
Các nền kinh tế mới nổi khác, bao gồm Indonesia, cần phải thận trọng xử lý những tác động tiềm năng mà Trung Quốc gây ra và thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu”, bà Lagarde phát biểu tại Indonesia vào ngày 31.8.

Nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 10% mỗi năm trong ba thập kỷ qua, nhưng giờ đây quốc gia này đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng chậm lại. Một loạt những số liệu thống kê gần đây về nền kinh tế quốc gia này đã chỉ ra những lo ngại, đặc biệt là thị trường chứng khoán quốc gia lao dốc và việc phá giá đồng Nhân dân tệ.

Giờ đây, Trung Quốc không nhập khẩu nhiều dầu như trước nữa và thế giới đang tràn ngập dầu, điều này gây tổn thương lớn tới các nước xuất khẩu dầu.

“Trong khi đó, châu Á, một khu vực luôn được kỳ vong là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hiện đang chuyển sang một hướng phát triển chậm hơn dự đoán. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu vẫn chỉ ở mức vừa phải”, bà Lagarde cho biết thêm.

Về phía các thị trường mới nổi, hiện nay các nhà đầu tư đang cố gắng rút tiền ra khỏi các thị trường này. Theo đó, khối lượng tiền đang được rút ra khỏi các quốc gia này với tốc độ nhanh nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực từ năm 2008-2009, theo số liệu từ NN Investment Partners, một công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Hà Lan.

Khoảng 1.000 tỷ USD đã được rút ra khỏi các thị trường này kể từ tháng 7 năm 2014. Theo đó, nếu nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc hơn nữa và Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất vào tháng 9, thì dòng tiền chảy ra sẽ càng nhiều hơn.

Tuyết Nhung (Theo CNN)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những tiêu chí mới của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024
30 phút trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng việc xem xét, trao giải thưởng cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
IMF: Thị trường toàn cầu nên ứng phó trước sự suy thoái của TQ