Hãng AP cho biết, Israel đang đối mặt với rủi ro phá hoại nền hòa bình với láng giềng Ai Cập khi quân đội nước này (IDF) đẩy mạnh truy quét Hamas xa hơn về phía nam Dải Gaza.
Quốc tế

Israel có nguy cơ làm mất lòng láng giềng

Cẩm Bình 27/01/2024 13:25

Hãng AP cho biết, Israel đang đối mặt với rủi ro phá hoại nền hòa bình với láng giềng Ai Cập khi quân đội nước này (IDF) đẩy mạnh truy quét Hamas xa hơn về phía nam Dải Gaza.

Giới lãnh đạo Israel nói rằng để xóa sổ hoàn toàn Hamas thì phải mở rộng chiến dịch quân sự đến Rafah - thị trấn cực Nam của Gaza - và giành quyền kiểm soát Hành lang Philadelphia nơi đóng vai trò vùng đệm ở biên giới giáp Ai Cập. Theo Hiệp ước hòa bình giữa hai nước ký năm 1979, Hành lang Philadelphia là khu phi quân sự.

Trong một cuộc họp báo tuần trước, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cáo buộc Hamas tiếp tục buôn lậu vũ khí qua biên giới đồng thời tuyên bố chiến tranh không thể kết thúc cho đến khi Israel “đóng được lỗ hổng này”. Ai Cập lập tức khuyến cáo triển khai lực lượng đến Hành lang Philadelphia vi phạm Hiệp ước hòa bình, đe dọa quan hệ song phương.

isra.jpg
Hơn 1 triệu người Palestine chạy đến Rafah cùng khu vực xung quanh - Ảnh: AP

Nỗi lo của Ai Cập

Ai Cập lo ngại một cuộc tấn công vào Rafah sẽ làm dấy lên làn sóng người Palestine chạy sang bán đảo Sinai tị nạn. Hiện tại nơi đây cùng khu vực xung quanh đang chật vật tiếp nhận hơn 1 triệu người (gần 50% dân số Gaza) chạy về đây do các vùng khác bị IDF bắn phá.

Nỗi lo trên không phải vô căn cứ. Năm 2008 lúc Ai Cập cùng Israel ban hành lệnh phong tỏa Dải Gaza vì Hamas nắm quyền kiểm soát, hàng nghìn người đã tràn sang Ai Cập.

AP dẫn nguồn tin quan chức tiết lộ rút kinh nghiệm lần trước, Ai Cập nói rõ với Israel rằng trước khi tiến hành tấn công vào Rafah thì phải để người Palestine quay trở lại phía bắc Dải Gaza. Trước đó IDF tuyên bố phần lớn khu vực miền bắc đã sạch bóng Hamas nhưng vẫn chưa cho dân thường quay về. Phía bắc Dải Gaza giờ chỉ còn là đống đổ nát vì chiến dịch quân sự.

Thế khó của Israel

Tình hình hiện tại đặt Israel vào thế khó. Nếu không tấn công vào Rafah, mục tiêu xóa sổ hoàn toàn Hamas không thể đạt được. Còn nếu đưa quân đến biên giới họ đối mặt với rủi ro phá hoại nền hòa bình với láng giềng (nền tảng cho sự ổn định của Trung Đông trong nhiều thập kỷ) và khiến đồng minh Mỹ khó chịu.

Israel - Mỹ chia rẽ sâu sắc về tương lai Dải Gaza hậu chiến. IDF nỗ lực tạo vùng đệm không chính thức rộng khoảng 1km bên trong Gaza dọc biên giới giáp Israel để ngăn chặn cộng đồng dân cư tại chỗ bị phiến quân tập kích. Washington phản đối bất cứ nỗ lực nào nhằm thu hẹp lãnh thổ Gaza.

Thủ tướng Netanyahu từng khẳng định sẽ duy trì quyền kiểm soát an ninh vô thời hạn với Dải Gaza. Ông chưa nói rõ cách thức thực hiện, nhưng đã thể hiện ý định đóng Hành lang Philadelphi.

Tầm quan trọng của Hành lang Philadelphia

Hàng lang là dải đất rộng khoảng 100 mét chạy dọc biên giới giáp Ai Cập dài 14km. Nơi đây có cửa khẩu Rafah - cửa ngõ vào Dải Gaza duy nhất không bị Israel kiểm soát.

Theo Hiệp ước hòa bình Israel - Ai Cập, mỗi bên chỉ được phép triển khai một số lượng nhỏ binh lính hoặc biên phòng ở Hành lang Philadelphia. Vào thời điểm ký hiệp ước Israel đang kiểm soát Dải Gaza (đến tận năm 2005).

Hamas từ khi nắm quyền kiểm soát đã tiến hành xây dựng mạng lưới đường hầm xuyên biên giới giáp Ai Cập phục vụ hoạt động buôn lậu. Vài đường hầm rất rộng, Hamas tuồn vũ khí cùng vật tư quân sự, còn dân thường lấy hàng hóa như gia súc hay vật liệu xây dựng.

Khi phải xử lý các chiến binh Hồi giáo trên địa bàn báo đảo Sinai trong thập kỷ qua, Ai Cập mạnh tay phá hủy mạng lưới đường hầm nhằm cắt đứt nguồn cung vũ khí. Song song đó họ củng cố hàng rào biên giới và giải phóng dân cư ở khu vực liền kề.

Tháng 12 năm ngoái, Israel chính thức đưa ra đề nghị triển khai lực lượng đến Hành lang Philadelphi, phía Ai Cập từ chối. Họ vẫn lo ngại nguy cơ hàng nghìn người Palestine tràn sang.

Từ lúc giao tranh nổ ra, Ai Cập một mực không chấp nhận cho lượng lớn người Palestine sang tị nạn. Học giả H.A. Hellyer (Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie) cho biết: “Tiền lệ lịch sử chỉ ra mỗi khi bị buộc rời khỏi lãnh thổ Palestine thì người Palestine đều không được phép quay lại. Ai Cập không muốn đồng lõa hành vi thanh lọc sắc tộc ở Dải Gaza”.

Bài liên quan
Mỹ hoãn quyết định viện trợ một phần, giới chức Israel phản ứng
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một tiểu đoàn quân đội Israel đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Palestine ở Bờ Tây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Israel có nguy cơ làm mất lòng láng giềng