Phần mềm gián điệp này được ngụy tạo, giả danh ứng dụng smartphone mang tên 'Bộ Công an'. Đây là thủ đoạn sử dụng phần mềm gián điệp để lừa đảo, trộm cắp và chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm.

Kẻ xấu dùng phần mềm gián điệp mang tên 'Bộ Công an' chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng

Nhã Thanh | 06/12/2020, 10:30

Phần mềm gián điệp này được ngụy tạo, giả danh ứng dụng smartphone mang tên 'Bộ Công an'. Đây là thủ đoạn sử dụng phần mềm gián điệp để lừa đảo, trộm cắp và chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm.

Đặc biệt nguy hiểm

Theo thông tin từ Bộ Công an, từ tháng 10.2020 trở lại đây, qua công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lực lượng Công an phát hiện một phần mềm gián điệp, được những kẻ giả mạo sử dụng nhằm lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng smartphone chạy hệ điều hành Android.

Theo đó, phần mềm gián điệp này được kẻ gian ngụy tạo, giả danh ứng dụng di động mang tên “Bộ Công an”. Đây là thủ đoạn sử dụng phần mềm gián điệp để lừa đảo, trộm cắp tài sản, chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm. Nếu cài đặt ứng dụng này, người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ smartphone.

Bộ Công an cho biết thủ đoạn nhận biết chính là các kẻ gian sử dụng công nghệ VOIP tạo lập các số điện thoại ảo, giả mạo số điện thoại công khai của cơ quan thực thi pháp luật (chỉ khác ở đầu số như +0096, +884), để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị điều tra vì có liên quan đến một vụ án, chuyên án, nếu không hợp tác sẽ bị bắt giữ, khởi tố.

Bên cạnh đó còn yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Chúng làm giả các lệnh bắt, khởi tố, giấy triệu tập của cơ quan Công an để đe dọa, sau đó yêu cầu nạn nhân thay đổi máy đang dùng sang sử dụng smartphone chạy Android.

image-58-.jpg
Bộ Công an cảnh báo người dân không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác minh thông tin - Ảnh: BCA

Chưa dừng lại, lấy lý do “nhằm bảo mật thông tin tài khoản, bảo vệ các nạn nhân bởi các đối tượng lừa đảo”, chúng yêu cầu nạn nhân tải và cài đặt ứng dụng mạo danh phần mềm do Bộ Công an cung cấp có hình ảnh hiển thị là Công an hiệu và mang tên “Bộ Công an”.

Sau khi cài đặt ứng dụng mang tên "Bộ Công an” nói trên, theo hướng dẫn của bọn chúng, nạn nhân sẽ phải điền thêm các trường thông tin hiển thị (tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân…). Các thông tin này sẽ được chuyển về máy chủ do bọn chúng quản lý.

Nguy hiểm hơn, Bộ Công an cho biết kẻ xấu còn có thể điều khiển smartphone của người dùng từ xa như soạn, gửi tin nhắn SMS; mở khóa thiết bị di động; bật tắt mạng Internet, truy cập Wi-fi; đọc, ghi danh bạ... mà chủ máy không hề hay biết.

Đề nghị người dân nâng cao cảnh giác

Qua điều tra, lực lượng Công an phát hiện đã có hàng chục bị hại tại các tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Huế, Tuyên Quang, Nghệ An, An Giang, Đắk Lắk... bị trộm cắp, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Bộ Công an khuyến cáo đến người dân về thủ đoạn nguy hiểm nói trên và nhấn mạnh đây là hoạt động mạo danh “Bộ Công an” nhằm mục đích lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng smartphone chạy Android.

Bộ Công an khẳng định: “Hiện Bộ Công an chưa xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng trên smartphone. Đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới của tội phạm mạng; tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống; không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không chính thống”.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng nhắc nhở người dân không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử, mạng xã hội của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác nếu chưa xác minh chính xác thông tin người nhận.

Nếu đã cài đặt ứng dụng giả mạo “Bộ Công an” nêu trên, người dùng smartphone Android cần nhanh chóng kiểm tra, thông báo ngay cho ngân hàng qua tổng đài hỗ trợ 24/7 và trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý.

Thời gian tới, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an các đơn vị, địa phương sẽ mở rộng điều tra các hành vi giả mạo hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức để tán phát mã độc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhằm xử lý nghiêm minh các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
Giả mạo cán bộ công an đi lừa đảo, chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Hùng là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng và làm mất uy tín trong ngành công an nhân dân (CAND).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẻ xấu dùng phần mềm gián điệp mang tên 'Bộ Công an' chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng