Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cho biết, hoạt động tấn công tàu chở dầu ngoài khơi nước này vào tháng trước rất tinh vi và có phối hợp, có thể do một quốc gia thực hiện.

Kết luận ban đầu về vụ tấn công tàu chở dầu tại Trung Đông

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 07/06/2019, 11:15

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cho biết, hoạt động tấn công tàu chở dầu ngoài khơi nước này vào tháng trước rất tinh vi và có phối hợp, có thể do một quốc gia thực hiện.

Đầu tháng 5 vừa qua có 4 tàu chở dầu trở thành mục tiêu bị tấn công gần Fujairah thuộc UAE, hai trong số này là tàu Ả Rập Saudi.

UAE, Ả Rập Saudi, Na Uy -ba nước cùng điều tra vụ việc -trong tài liệu trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 6.6 không quy trách nhiệm cho ai và cũng chẳng nhắc đến Iran (nước bị Mỹ tình nghi).

Theo kết quả điều tra ban đầu, hoạt động tấn công đòi hỏi phải có sự tham gia của xuồng cao tốc định hướng chuyên nghiệp cùng đội ngũ thợ lặn biết đặt mìn một cách chính xác. Như vậy mới phá hoại tàu chở dầu mà không đánh chìm chúng.

“Cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục. Tuy nhiên nhiều dấu hiệu cho thấy 4 vụ tấn công thuộc hoạt động tinh vi và có phối hợp được thực hiện bởi đối tượng sở hữu năng lực đáng kể, nhiều khả năng là một quốc gia”, tài liệu nêu rõ.

UAE, Ả Rập Saudi, Na Uy tin rằng trực tiếp thực hiện tấn công là vài nhóm phối hợp, kích nổ mìn hẹn giờ trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ.

Hôm 29.5, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton xác định thủy lôi Iran đã được dùng tấn công tàu chở dầu. Ông không đưa ra bằng chứng củng cố cho tuyên bố của mình.

Chiếc Al Marzoqah - tàu Ả Rập Saudi nằm trong số bị tấn công - Ảnh: Reuters

Hành động phá hoại tàu chở dầu cùng vụ tấn công 2 trạm bơm dầu Ả Rập Saudi ngay sau đó là hai trong số nhiều sự kiện khiến tình hình Trung Đông vốn chìm trong căng thẳng Mỹ - Iran càng thêm phức tạp.

Nhằm xoa dịu căng thẳng khu vực, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas dự kiến công du Jordan, UAE và Iran trong tuần tới.

Đức đã tham vấn Anh và Pháp về chuyến công du. Tại Tehran, ông Maas sẽ cố gắng tìm cách giữ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết luận ban đầu về vụ tấn công tàu chở dầu tại Trung Đông