Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao đổi với tập đoàn Mkango Resources của quốc gia châu Phi Malawi và các công ty khai thác đất hiếm khác trên thế giới về nguồn cung cấp khoáng chất chiến lược này, một phần trong kế hoạch tìm kiếm các nguồn cung cấp đất hiếm thay thế Trung Quốc của Mỹ, một quan chức của Bộ cho biết hôm 5.6.

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ tìm đất hiểm ở châu Phi

Hoàng Vũ | 06/06/2019, 18:59

Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao đổi với tập đoàn Mkango Resources của quốc gia châu Phi Malawi và các công ty khai thác đất hiếm khác trên thế giới về nguồn cung cấp khoáng chất chiến lược này, một phần trong kế hoạch tìm kiếm các nguồn cung cấp đất hiếm thay thế Trung Quốc của Mỹ, một quan chức của Bộ cho biết hôm 5.6.

“Chúng tôi đang tìm kiếm bất cứ nguồn cung cấp nào ngoài Trung Quốc. Chúng tôi muốn có sự đa dạng. Chúng tôi không muốn phụ thuộc vào một nhà sản xuất duy nhất”, chuyên viên Jason Nie làm việc tại Cơ quan hậu cần quốc phòng của Bộ Quốc phòng Mỹ (DLA) cho biết tại một hội nghị kim loại đặc biệt ở Chicago (Mỹ).

Theo Reuters, DLAchịu trách nhiệm mua, lưu trữ và vận chuyển vật tư cho Lầu Năm Góc - từ khoáng sản, phụ tùng máy bay, khóa kéo cho đồng phục. Cơ quan này cũng đã thảo luận với tập đoàn Đất hiếm Rainbow của Burundi về các nguồn cung trong tương lai, cũng như đề nghị giới thiệu nhiều dự án đất hiếm đang phát triển của Mỹ với các nhà đầu tư tiềm năng. “Chúng tôi có thể làm nhiệm vụ kết nối”, Nie cho biết.

Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc đe dọa sẽ hạn chế lượng đất hiếm được xuất khẩu sang Mỹ. Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học được sử dụng trong việc sản xuất rất nhiều thiết bị quân sự và các đồ điện tử tiêu dùng công nghệ cao.

Theo dữ liệu từ Khảo sát Địa chất Mỹ, mặc dù chỉ chiếm 1.3 tổng trữ lượng đất hiếm toàn cầu, nhưng Trung Quốc cung cấp tới 80% lượng đất hiếm được nhập khẩu vào Mỹ vì nước này kiểm soát gần như tất cả các cơ sở xử lý chất liệu này trên thế giới.

Việc Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung cấp đất hiếm ở nước ngoài đã gây quan ngại từ năm 2010 đến nay, khi Trung Quốc cấm xuất khẩu chúng cho Nhật Bản vì tranh chấp ngoại giao.Lo ngại tiếp tục dấy lên trong những tuần gần đây, sau khi các quan chức Trung Quốc đề nghị sử dụng chiêu bài đất hiếm để làm lợi thế trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 4.6 cũng đề xuất một loạt các hành động khẩn trương để thúc đẩy việc sản xuất đất hiếm nội địa và cảnh báo viễn cảnh “toàn cầu bị sốc” trong trường hợp Nga và Trung Quốc quyết định ngưng xuất khẩu đất hiếm vì các lý do, chẳng hạn như đạt lợi thế đàm phán.

Bộ cũng đề nghị 61 đề xuất cụ thể - bao gồm cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án khai thác mỏ mới, dự trữ nguyên liệu và buộc những công ty quốc phòng “mua hàng Mỹ nhằm kích thích nguồn cung từ hoạt động khai thácđất hiếm.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Mỹ bí mật chuyển tên lửa ATACMS cho Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ trong vài tuần qua Mỹ bí mật vận chuyển tên lửa ATACMS tầm xa đến Ukraine, và Kyiv đã dùng chúng 2 lần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng miếng sáng nay, giá tham chiếu cao hơn phiên trước
Sáng 25.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá tham chiếu 82,3 triệu đồng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo ngại Trung Quốc, Mỹ tìm đất hiểm ở châu Phi