Sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán, ngày 13.2, do người dân các tỉnh miền Tây bắt đầu trở về TP.HCM và các tỉnh miền Đông làm việc nên tình hình giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 từ miền Tây lên TP.HCM diễn biến phức tạp. 

Kẹt xe kéo dài tuyến đường từ miền Tây lên TP.HCM sau nghỉ Tết

Một Thế Giới | 13/02/2016, 18:21

Sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán, ngày 13.2, do người dân các tỉnh miền Tây bắt đầu trở về TP.HCM và các tỉnh miền Đông làm việc nên tình hình giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 từ miền Tây lên TP.HCM diễn biến phức tạp. 

Ngày 13.2 (tức mùng 6 Tết) cũng là cao điểm người dân từ các tỉnh An Giang, Kiên Giang trở lại TP.HCM, Bình Dương để học tập, làm ăn. Do tâm lý chọn “ngày đẹp” để xuất hành, lượng người đổ về bến phà Vàm Cống (nối tỉnh An Giang và Đồng Tháp) tăng đột biến, đặc biệt là số lượng xe máy rất lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở hai bên phà Vàm Cống trong nhiều giờ liền. 
Theo ghi nhận của phóng viên, đến 14 giờ cùng ngày, bốn bến phà Vàm Cống (gồm cả hai bến chính và hai bến phụ) vẫn chưa vẫn chưa được thông trở lại. Hàng loạt các xe tải lớn, nhỏ đều và hàng ngàn xe máy phải dừng hai đỗ hai bên Quốc lộ 91 (bờ thành phố Long Xuyên, An Giang). Đoạn đường bị tắc kéo dài khoảng 2km trong nhiều giờ liền, bắt đầu từ bến phà Vàm Cống đến rạch Cái Sắn, thuộc phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, An Giang; có xe chờ gần hai tiếng đồng hồ mới qua được phà. 
Phần lớn xe ô tô chở khách du lịch, khách hành hương đi thăm các thắng cảnh ở An Giang như Miễu Bà Chúa Xứ núi Sam, núi Cấm, núi Cô Tô (Bảy Núi- An Giang), Hà Tiên, hòn Phụ Tử (Kiên Giang) nay trở lại sau các ngày nghỉ Tết. Đặc biệt năm nay, lượng xe hai bánh qua phà Vàm Cống rất đông, phần lớn là công nhân, sinh viên… sau kỳ nghỉ Tết dài ngày trở về lại TP.HCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ học tập và làm việc, dẫn đến ùn tắc ở bến phà này. 
Ngày mai, mùng 7 Tết là ngày cuối cùng của dịp nghỉ lễ dài, dự báo sẽ có một lượng lớn người và phương tiện đổ về TP.HCM, các tỉnh Đông Nam Bộ qua phà Vàm Cống. Vì vậy, tình trạng ùn tắc ở phà Vàm Cống có thể sẽ nghiêm trọng hơn. 
Theo một số người dân bán hàng gần bến phà Vàm Cống, tình trạng kẹt phà xảy ra từ khoảng 3 giờ ngày 13.2, chủ yếu là xe máy. Đến gần trưa, thêm nhiều xe khách và ô tô du lịch, tình trạng kẹt phà càng lâu hơn; kẹt phà ở cả hai bờ Đồng Tháp và An Giang. 
Ông Lê Huy Khánh, Phó Giám đốc Cụm phà Vàm Cống cho biết, tình trạng kẹt phà là do ngày mùng 6 Tết, theo tâm lý của người dân, đây là ngày đẹp, bà con thường chọn ngày để xuất hành đi làm và đi lễ chùa, do vậy, lượng người và phương tiện qua phà tăng đột biến, dẫn tới kẹt phà. Hiện tại, Cụm phà Vàm Cống đã huy động tất cả 9 phà, gồm 7 phà 200 tấn, 2 phà 100 tấn; vận hành cả bốn bến (gồm cả hai bến chính và 2 hai bến phụ), với công suất 400 phương tiện và người.giờ, để giải tỏa ùn tắc. Tuy nhiên, do lượng người và phương tiện quá đông, nhất là xe máy,việc phân luồng để giảm ùn tắc đã gặp khó khăn. Thời gian chờ phà lâu nhất là khoảng 1 giờ 20 phút. 
Các lực lượng của bến phà Vàm Cống, Cảnh sát giao thông Công an tỉnh An Giang, thanh tra giao thông phối hợp cùng các lực lượng địa phương đang tích cực hướng dẫn, phân luồng giao thông, theo hướng di chuyển qua phà An Hòa (nối thành phố Long Xuyên - huyện Chợ Mới - Đồng Tháp - TP.HCM) nhằm giảm áp lực cho phà Vàm Cống, để nhanh chóng thông xe trong thời gian sớm nhất. 
Phà Vàm Cống nối tỉnh An Giang và Đồng Tháp là tuyến đường huyết mạch, là cửa ngõ phía Tây nối các tỉnh An Giang, Kiên Giang với TP.HCM, Bình Dương… Vào dịp đầu năm, hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về An Giang qua phà Vàm Cống để đi Chù Bà Chúa Xứ Núi Săm- điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước. 
Trên Quốc lộ 1 thuộc địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) đã xảy ra nhiều điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Tại các điểm “nóng” như: Từ ngã ba An Thái Trung đến ngã ba Văn Cang thuộc huyện Cái Bè, cầu Mỹ Quí - thị xã Cai Lậy, có hàng nghìn xe gắn máy, xe ô tô nối đuôi nhau hướng về TP.HCM. Các phương tiện này phải mất hàng chục phút mới lăn bánh qua khỏi đoạn đường chỉ vài km. 
Nhiều điểm khác ở Quốc lộ 1 cũng bị ùn tắc giao thông cục bộ do mật độ phương tiện lưu thông quá cao. Trong ngày, các lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang đã tích cực điều tiết giao thông nhưng chỉ đảm bảo cho các phương tiện chạy với vận tốc rất chậm. Riêng xe tải được đi vào tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy để giảm ùn tắc giao thông tại thị xã này. 
Theo các cơ quan chức năng tỉnh, tối 13.2 và sáng mai 14.2, dự kiến số phương tiện từ các tỉnh miền Tây đổ về TP.HCM và các tỉnh miền Đông sẽ tiếp tục tăng cao nên các lực lượng chức năng luôn có mặt tại các điểm "nóng" để điều tiết giao thông, nhằm giảm ùn tắc trên tuyến Quốc lộ 1. 
Công Trí - Công Mạo (TTXVN)
Bài liên quan
Thi hành kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch An Giang, Sóc Trăng
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh, kỷ luật khiển trách ông Trần Văn Chuyện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kẹt xe kéo dài tuyến đường từ miền Tây lên TP.HCM sau nghỉ Tết