Dự án Asi@Connect cung cấp Mạng thông tin Á - Âu TEIN có lưu lượng băng thông lớn, chất lượng cao, phi thương mại và chuyên dụng cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu và đào tạo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời hỗ trợ cổng kết nối tới các mạng nghiên cứu và đào tạo tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.

Khai trương dự án Mạng thông tin Á-Âu ‘Asi@Connect’ tại Việt Nam

Thu Anh | 15/08/2019, 19:01

Dự án Asi@Connect cung cấp Mạng thông tin Á - Âu TEIN có lưu lượng băng thông lớn, chất lượng cao, phi thương mại và chuyên dụng cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu và đào tạo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời hỗ trợ cổng kết nối tới các mạng nghiên cứu và đào tạo tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.

Theo thông tin từ Cục Thông tin KH-CN Quốc gia, ngày 15.8 tại Hà Nội, Cục Thông tin KH-CN Quốc gia và Trung tâm Hợp tác Mạng thông tin Á - Âu đã tổ chức Lễ khai trương dự án Asi@Connect tại Việt Nam.

Dự án Asi@Connect cung cấp Mạng Thông tin Á - Âu TEIN có lưu lượng băng thông lớn, chất lượng cao, phi thương mại và chuyên dụng cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu và đào tạo tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng thời hỗ trợ cổng kết nối tới các mạng nghiên cứu và đào tạo tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.

Tại Việt Nam, Cục Thông tin KH-CN Quốc gia là đơn vị được giao làm đầu mối quốc gia và chủ trì triển khai kết nối Mạng Thông tin Á - Âu từ năm 2008 đến nay. Việc tham gia vào dự án đã đưa đến việc hình thành và phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam, góp phần thúc đẩy các hoạt động hợp tác và hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo.

Phát biểu tại Lễ khai trương, theo ông Trần Đắc Hiến (Cục trưởng Cục Thông tin KH-CN Quốc gia), với việc dự án được xây dựng dựa trên các thành quả tích cực từ các giai đoạn trước, Asi@Connect sẽ góp phần thúc đẩy kết nối số giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực ở tốc độ nhanh hơn; triển khai các dịch vụ mạng tiên tiến và đóng góp vào việc đạt các mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra thông qua đường truy cập tới các nguồn lực đào tạo và nghiên cứu được cải thiện tốt hơn, giúp cho khoảng cách số trong khu vực ngày càng được thu hẹp lại.

Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng cho biết hiện nay có rất nhiều dự án, chương trình nghiên cứu ở quy mô toàn cầu có thể hưởng lợi từ những liên kết mạng có dung lượng băng thông lớn mà chúng ta đang tạo ra, đơn cử như chia sẻ dữ liệu và hợp tác trong các lĩnh vực thiên văn học, khí tượng học, theo dõi biến đổi khí hậu hoặc cảnh báo sớm các thảm họa thiên nhiên.

Được biết, trải qua 5 giai đoạn hình thành và phát triển, bao gồm TEIN (2000 - 2006); TEIN 2 (2004 - 2008); TEIN 3 (2008 - 2012); TEIN 4 (2012 - 2016) và hiện tại là Asi@Connect (2016 - 2023), từ quy mô ban đầu là đường truyền dữ liệu nghiên cứu giữa Hàn Quốc và Pháp; cho đến nay, dự án Mạng Thông tin Á - Âu Asi@Connect đã phát triển thành mạng nghiên cứu và đào tạo quy mô khu vực với dấu ấn địa lý hiện đã vươn đến 24 quốc gia/nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cộng đồng người sử dụng đạt hơn 55 triệu người.

Trong giai đoạn 2016 - 2023, Asi@Connect tập trung vào việc củng cố và mở rộng đường truyền, triển khai các hoạt động nâng cao năng lực và phát triển các ứng dụng chạy trên đường truyền có quy mô tác động xã hội lớn, với ưu tiên là các quốc gia kém phát triển nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khai trương dự án Mạng thông tin Á-Âu ‘Asi@Connect’ tại Việt Nam