Trước thông tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 5, dự kiến đổ bộ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, nhiều tỉnh Nam Trung bộ hôm qua họp khẩn bàn cách ứng phó.

Khẩn cấp ứng phó bão số 5

Thanh Niên | 30/10/2019, 06:33

Trước thông tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 5, dự kiến đổ bộ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, nhiều tỉnh Nam Trung bộ hôm qua họp khẩn bàn cách ứng phó.

Nhiều tỉnh chủ động cho học sinh nghỉ học

Chiều 29.10, Trung tâm khí tượng thủy văn T.Ư và Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 5. Lúc 22 giờ, tâmbão số 5trên khu vực phía bắcquần đảo Trường Sa, cách đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận khoảng 460 km về phía đông. Vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất đạt cấp 8, tương đương sức gió 60 - 75 km/giờ, giật cấp 10. Theo đó, vùng biển có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên có bán kính 110 km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15 - 20 km. Đến 22 giờ ngày 30.10, vị trí tâm bão ở ngay trên đất liền các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, tương đương sức gió từ 60 - 75 km/giờ, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc và giữa Biển Đông, vùng biển phía bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Bắt đầu từ sáng sớm 30.10, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9, giật cấp 11, sóng biển cao 3 - 5 m, vùng gần tâm bão 4 - 7 m; ở nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động.

Các địa phươngchủ động cấm biển

Chiều 29.10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban chỉ đạo T.Ư vềphòng chốngthiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đã ký công điện gửi các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và các bộ, ngành T.Ư yêu cầu triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 5. Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành T.Ư; các địa phương tiếp tục rà soát, kiểm đếm các phương tiện, tàu thuyền, thông tin kịp thời và hướng dẫn các phương tiện còn hoạt động trên biển di chuyển, tránh trú an toàn, kể cả đối với các tàu vận tải vàdu lịch; hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú. Các tỉnh ven biển căn cứ diễn biến bão chủ động ra lệnh cấm biển.
Đối với khu vực ven biển, đồng bằng, đô thị, các địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng sơ tán khẩn cấp dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu, nhất là tại khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ bị ngập sâu,sạt lở, trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản. Ở khu vực miền núi, trung du, các địa phương rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân…

Cho học sinh nghỉ học nếu không an toàn

Chiều 29.10, UBND tỉnh Khánh Hòa có công điện khẩn về việc triển khai ứng phó với bão, mưa lũ. UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, sở ngành, đơn vị rà soát phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi có tình huống xấu, nhất là tại khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, trên các lồng bè; chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn tính mạng người dân khi có mưa lớn xảy ra. Các tàu đánh bắt thủy sản, du lịch và phương tiện đường thủy khác không được ra khơi kể từ 12 giờ ngày 30.10. Đối với ngư dân, hộ đang nuôi trồng thủy sản tại các lồng bè trên biển phải vào bờ bắt buộc trước 16 giờ ngày 30.10 cho đến khi hết bão. Sở GD-ĐT, các trường học thực hiện cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong 2 ngày 30 - 31.10 và có kế hoạch bố trí học bù vào thời gian thích hợp…
Chiều cùng ngày, ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết một trong những vấn đề tỉnh quan tâm nhất hiện nay là hơn 3.000 hộ đang nuôi trồng thủy sản trên biển với tổng số 91.000 lồng. Những người trông giữ trên lồng bè phải di dời vào đất liền. Ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, cũng đã chỉ đạo các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế mưa bão, cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Cũng trong chiều 29.10, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, chủ trì cuộc họp khẩn bàn biện pháp ứng phó với bão. Ông Châu yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan cấm biển, không cho tàu thuyền của ngư dân ra khơi, đồng thờikết nốiliên lạc, hướng dẫn tàu thuyền trên biển di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm và kiểm soát tàu thuyền neo đậu tại các cảng cá, bến cá, không để ngư dân ở lại trên tàu khi xảy ra bão lũ. Sở GD-ĐT giao cho hiệu trưởng các trường học quyết định cho học sinh nghỉ học khi không đảm bảo an toàn.
Tại cuộc họp triển khai công tác ứng phó bão chiều 29.10, ông Trần Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, phát lệnh cấm tàu thuyền ra khơi từ 19 giờ ngày 29.10. Ngoài ra, ông Nam đề nghị các ngành, địa phương đình tất cả các cuộc họp không cần thiết, tập trung nhân lực xuống địa bàn triển khai các phương án phòng tránh bão lụt, hạn chế thiệt hại cho người dân
(Thanh Niên)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khẩn cấp ứng phó bão số 5