Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất việc định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo phía Đông và thành lập thành phố (thuộc TP.HCM).

TP.HCM muốn thí điểm mô hình ‘thành phố trong thành phố’

Phan Thị Diệu | 29/10/2019, 17:21

Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất việc định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo phía Đông và thành lập thành phố (thuộc TP.HCM).

          

Sở Nội vụ vừa có tờ trình, gửi Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về dự thảo văn bản kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận cho TP.HCM được thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Theo dự thảo tờ trình, TP.HCM nêu lên thực trạng của quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn; kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của chính quyền đô thị ở một số nước và kinh nghiệm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại thành phố cũng như kinh nghiệm tổ chức thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cơ quan này cũng nêu lên thực trạng tổ chức chính quyền tại TP.HCM, trong đó có thực trạng xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh.

Về định hướng và nội dung thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM, Sở Nội vụ đề xuất thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị TP.HCM theo hướng xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (cấp thành phố) và hai cấp hành chính (quận, huyện, thành phố thuộc TP.HCM và phường, xã, thị trấn).

Cạnh đó là việc không tổ chức HĐND ở quận, huyện, thành phố (thuộc TP.HCM), chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND. Tương tự, ở phường, xã, thị trấn cũng không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.

Đáng chú ý, Sở Nội vụ còn đề xuất việc định hướng tổ chức lại các đơn vị hành chính (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) thuộc khu đô thị sáng tạo phía Đông và thành lập thành phố (thuộc TP.HCM).

Để mô hình này phát huy hiệu quả, đề án cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa chính quyền các cấp thành phố và những vấn đề kiến nghị Trung ương phân cấp cho TP.HCM phù hợp với điều kiện chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Cụ thể, Trung ương cần đổi mới cơ chế, chính sách phân cấp quản lý giữa Trung ương với chính quyền TP.HCM, thông qua việc tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (theo Nghị quyết 54 của Quốc hội) và một số nội dung khác phân cấp khác (về quản lý đất đai, quản lý đầu tư, về quy hoạch, về lĩnh vực ngân sách - tài chính, về cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức thuộc diện TP.HCM quản lý, về quyền tự chủ, quyết định phân bổ biên chế…).

Trước đó, Thường trực Thành ủy TP.HCM có kết luận giao Ban cán sự đảng UBND TP.HCM chỉ đạo UBND TP.HCM xây dựng đề cương sơ bộ của đề án và dự thảo tờ trình, trình Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, trước khi trình Bộ Chính trị trong tháng 12.2019.

Phan Diệu

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn thí điểm mô hình ‘thành phố trong thành phố’