Các đám cháy rừng đang gia tăng cao tần suất và cường độ ở nhiều quốc gia. Điều này gây lan tỏa khói chứa khí độc hại, hóa chất và vật chất dạng hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Độc hại hơn ô nhiễm không khí, khói cháy rừng có thể tồn tại trong không khí hàng tuần và di chuyển hàng trăm dặm.

Khói từ những đám cháy rừng gây hại cho sức khoẻ như thế nào?

Đan Thuỳ | 22/07/2022, 10:04

Các đám cháy rừng đang gia tăng cao tần suất và cường độ ở nhiều quốc gia. Điều này gây lan tỏa khói chứa khí độc hại, hóa chất và vật chất dạng hạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Độc hại hơn ô nhiễm không khí, khói cháy rừng có thể tồn tại trong không khí hàng tuần và di chuyển hàng trăm dặm.

Kent Pinkerton, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường tại Đại học California (Mỹ), cho biết cháy rừng "đang đốt cháy không chỉ  thực vật, cây cối mà còn cả các thành phố, phá hủy hoàn toàn xe cộ, các tòa nhà và đồ đạc bên trong".

Khói cháy rừng thường chứa dấu vết của kim loại, chất dẻo và các vật liệu tổng hợp khác.

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng một lượng khói cháy rừng nhất định gây ra nhiều viêm nhiễm và tổn thương mô hơn so với cùng một lượng ô nhiễm không khí. 

Các nghiên cứu ở người đã cho thấy khói cháy rừng gây tỷ lệ đau tim, đột quỵ và ngừng tim cao hơn cũng như gia tăng số lượt khám tại phòng cấp cứu vì bệnh hen suyễn và các tình trạng hô hấp khác. Nó cũng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.

anh-chup-man-hinh-2022-07-22-luc-09.56.25.png

Một số sự gia tăng nguy cơ lây truyền COVID-19 được cho là do sự lây lan của vi rút trên vật chất dạng hạt có trong khói cháy rừng. Tiếp xúc với khói cháy rừng trong thai kỳ có liên quan đến việc gây sẩy thai, sinh con nhẹ cân và sinh non. Khói cháy rừng cũng có liên quan đến kích ứng mắt, ngứa da, phát ban và các vấn đề da liễu khác.

Các nghiên cứu dựa trên những người lính cứu hỏa đã ghi nhận nguy cơ ung thư cao hơn ở những người tiếp xúc nhiều với khói cháy rừng. 

Các nhà nghiên cứu Canada đã báo cáo vào tháng 5 trên tạp chí The Lancet Planetary Health rằng những người sống bên ngoài các thành phố lớn và trong vòng 50 km sau trận cháy rừng trong thập kỷ qua có nguy cơ ung thư phổi cao hơn 4,9% và nguy cơ có khối u não cao hơn 10% so với những người không tiếp xúc với cháy rừng.

Các nhà nghiên cứu đang theo dõi tỷ lệ ung thư ở những người tiếp xúc với khói cháy rừng từ trận cháy rừng tàn phá nhất trong lịch sử ở California (Mỹ) năm 2018.

https___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_210824011738-01-western-wildfires-0821-caldor-fire.jpg

Các đám cháy rừng diễn ra thường xuyên hơn đồng nghĩa với việc mọi người sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

"Tiếp xúc với khói cháy rừng nhiều lần, hết mùa này đến mùa khác sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nhưng khó đưa ra dự đoán vì khó có thể thống kê một người sẽ tiếp xúc với bao nhiêu đám cháy, đám cháy cháy trong bao lâu và với cường độ ra sao", Keith Bein thuộc Trung tâm Sức khỏe và Môi trường cho biết.

Các trọng tâm khác của nghiên cứu hiện tại bao gồm tác động lâu dài của các vật chất dạng hạt có trong khói cháy rừng đến nguồn nước, cây trồng và vật nuôi; ảnh hưởng lâu dài của khói cháy rừng đến đô thị; ảnh hưởng của việc tiếp xúc với khói cháy rừng trong tử cung đối với sự phát triển thần kinh và đường hô hấp của trẻ em và liệu khói cháy rừng có khuếch đại các tác động bất lợi của các đợt nắng nóng khắc nghiệt hay không.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tinh gọn bộ máy: Sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Tổng Bí thư
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (ngày 25/10/2017) vừa yêu cầu các đơn vị hoàn thành đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong tháng 12.2024 để phục vụ Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ được tổ chức vào tháng 2.2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khói từ những đám cháy rừng gây hại cho sức khoẻ như thế nào?