Đây là lời chia sẻ của Saliha Ben Ali, mẹ của Sabri, một trong những thanh niên bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lôi kéo. Hiện bà cùng nhiều bậc cha mẹ có con cái bị IS dụ dỗ đang cùng nhau thực hiện một dự án nhằm ngăn chặn những thanh niên khác lặp lại sai lầm của con cái họ.

'Không ai giúp ngăn cản con trai tôi tham gia IS cả'

Cẩm Bình | 03/05/2016, 16:25

Đây là lời chia sẻ của Saliha Ben Ali, mẹ của Sabri, một trong những thanh niên bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS lôi kéo. Hiện bà cùng nhiều bậc cha mẹ có con cái bị IS dụ dỗ đang cùng nhau thực hiện một dự án nhằm ngăn chặn những thanh niên khác lặp lại sai lầm của con cái họ.

Sabri, 19 tuổi, đã chết tại Syria khi tham chiến cho IS. Vào tháng 8.2015, có một cuộc gọi nặc danh báo tử cho gia đình. Bà Saliha cho đến giờ vẫn không thể nào quên được câu nói “xin chúc mừng, con bà là một người tử vì đạo” mà người gọi đã nói với bà.

Bilai, người bạn từ thưở nhỏ của Sabri, một trong những nghi phạm đã thực hiện cuộc đánh bom khủng bố tại sân vận động State de France, cũng đãchết vào ngày 13.12.2015

Bà Saliha cho biết, “tôi sững sờ trước những gì Sabri đã làm. Tôi đã thấy được những dấu hiệu cho thấy rằng con trai tôi đã bị dụ dỗ, nhưng không ai giúp ngăn chặn nó tham gia IS cả. Và sau đó tôi còn biết được chuyện mà Bilai đã làm, tôi thật sự không thể tin được”.

Fahtima Hadfi, mẹ của Bilai, cho biết một tuần trước khi thực hiện vụ khủng bố tại Pháp, tính tình của con trai bà “như một trái bom hẹn giờ vậy”. Và bà Fahtima chỉ biết con trai mình đánh bom tự sát sau khi xem được tin tức trên truyền hình 2 ngày sau vụ tấn công.

Hiện, bà Saliha cùng cha mẹ của các thanh niên bị IS lôi kéo đã tham gia một chương trình tư vấn giúp các gia đình có người thân cũng bị dụ dỗ ngăn cản con em mình làm chuyện dại dột.

Theo ông Daniel Köhler thuộc Viện nghiên cứu về Cực đoan hóa và Chống cực đoan hóa GIRDS (Đức), người điều hành chương trình này, “việc giúp các thanh niên tránh bị cực đoan hóa là một phần trong chống khủng bố, nhưng việc này lại bị coi nhẹ. Sự tư vấn từ gia đình là một công cụ hiệu quả để thực hiện việc này”.

Ông Köhler đã từng dùng phương pháp này để làm việc với các phần tử cực đoan cánh hữu ở Đức trong nhiều năm. Gần đây, ông cũng đã lập một chương trình tư vấn tương tự tại Hà Lan và thu được kết quả ngoài mong đợi.

Ông Köhler cho biết chương trình của mình sẽ đóng vai trò cầu nối giữa những gia đình có nguy cơ bị lôi kéo với một mạng lưới những nhà tư vấn vốn như nhân viên xã hội, giáo viên hay nhân viên an ninh.

“Đây là những người trung lập và đáng tin cậy mà những gia đình này có thể liên hệ bất cứ lúc nào. Chương trình này sẽ cung cấp những công cụ để phát hiện cũng như ngăn chặn con cái mình bị IS cực đoan hóa mà không tạo cảm giác như mình đang đi tố cáo con cái”, theo ông Köhler.

Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, chương trình cũng sẽ cung cấp dịch vụ an ninh, nhưng ông Köhler tin rằng phòng ngừa và can thiệp ngay từ đầu mới là phương pháp quan trọng trong chống khủng bố.

Trong một cuộc hội thảo tại Berlin, bà Saliha đang chia sẻ kinh nghiệm của mình với hai người mẹ bất hạnh khác. Bà Christianne Boudreau có con là Damian Clairmont, 22 tuổi đã rời Canada để đến Syria chiến đấu cho IS vào cuối năm 2012. Đến năm 2014, bà biết được tin con mình đã chết thông qua Twitter. Một bà mẹ khác là Karolina Dam cũng đã mất con trai Lukas khi con bà đã chết trong một cuộc không kích của liên quân chống khủng bố nhắm vào IS.

Với những gì mình đã trải qua, những bà mẹ này đã thành lập Mother of Life, một mạng lưới tập hợp các bà mẹ có con bị chết do chiến đấu cho IS. Mục đích của tổ chức này là tư vấn, giúp cho những gia đình cần giúp đỡ cứu người thân của họ. Những bà mẹ thuộc Mother of Life chia sẻ, họ không mong những gia đình khác phải trải qua những gì họ đã trải qua.

Theo lời kể của ông Köhler, trong một gia đình mà ông đã từng giúp đỡ, người con trai, sau khi bị lôi kéo và cải đạo thành người Hồi giáo, về nhà thấy mẹ mình uống rượu và nghe nhạc Mozart đã nói với mẹ rằng bà sẽ không được lên thiên đường mà sẽ bị thiêu dưới địa ngục vì hành động này.

Ông Köhler giải thích, người con đã đem chuyện này kể cho nhóm cực đoan đã dụ dỗ cậu. Những đối tượng này đã nói với cậu rằng mẹ cậu là một người vô đạo và không hiểu gì về đức tin của con mình. Và như vậy, chuyện người mẹ uống rượu bị chúng thổi phồng thành một chuyện xấu xa như việc Mỹ đánh bom Iraq. Qua thời gian, giữa người con trai và người nhà có một khoảng cách. Đây chính là cách IS tách các thanh niên khỏi gia đình và dụ dỗ họ.

“Đây chính xác là những gì mà bọn IS đã làm với gia đình tôi. Chúng đã nói rằng người Shia, như tôi, không phải là đạo Hồi chính thống để chia rẽ tôi và con trai”, bà Saliha đau lòng nói.

Để giải quyết vấn đề này, ông Köhler khuyên các gia đình nên tìm một người ngoài và có uy tín như các Giáo sĩHồi giáo, làm trung gian hòa giải cho mối bất hòa của gia đình.

Tuy nhiên, theo bà Saliha, việc này cũng không ích gì. “Khi tôi tìm đến một Giáo sĩở Bỉ để giúp tôi làm người hòa giải, người này còn khuyên tôi nên để con trai tôi đi vì nó đang giúp những người anh em Hồi giáo”, bà Saliha chia sẻ.

Đối với những trường hợp đã bị dụ dỗ sang Syria chiến đấu, ông Köhler cho rằngngười nhà vẫn có cơ hội cứu họ về, mặc dù cơ hội này chỉ khoảng 5%. Ông kể lại, ông đã từng giúp một gia đình cứu con của họ về bằng cách cố gắng kéo dài các cuộc nói chuyện qua Skype, theo đó cả nhà sẽ cố gắng nói chuyện càng lâu càng tốt, nội dung xoay quanh chuyện gia đình hay những kỉ niệm đẹp. Bằng cách này, người con trai có thể sẽ thức tỉnh và trở về nhà.

Hiện, tất cả các hoạt động tư vấn của chương trình này đều diễn ra thông qua mạng Internet. Việc kiếm nguồn tài trợ cũng như xin phép hoạt động cũng đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, ông Köhler vẫn luôn tin tưởng rằng gia đình và bạn bè phải luôn đóng vai trò quan trọng trong việc chống hoạt động cực đoan hóa của IS.

Bà Saliha mặc dù chưa tin tưởng lắm, nhưng bà cảm thấy mình cần giúp những gia đình khác tránh khỏi cảnh li tán như mình.

Cẩm Bình (theo The Guardian)

Ảnh: Một chiến binh Hồi giáo ở Raqqa, Syria, vào năm 2014

Bài liên quan
New York Times: Người Ukraine coi việc đồng minh phương Tây bảo vệ Israel là ‘đạo đức giả’
Quân đội Mỹ, Anh và Pháp đã giúp đánh chặn tên lửa và UAV của Iran, nhưng người Ukraine nói rằng họ chưa nhận hỗ trợ tương tự trước các cuộc tấn công của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Không ai giúp ngăn cản con trai tôi tham gia IS cả'