Kho vũ khí tầm xa ngày càng tăng của Trung Quốc khiến không quân Mỹ phải tìm kiếm thêm nhiều địa điểm hoạt động ở Thái Bình Dương nhằm phân tán lực lượng thay vì tập trung tại vài nơi để trở thành mục tiêu tấn công lớn. Vì vậy họ cần nghĩ ra cách bảo vệ số căn cứ mới.

Không quân Mỹ đổi cách thức hoạt động tại Thái Bình Dương

Cẩm Bình | 03/02/2022, 15:00

Kho vũ khí tầm xa ngày càng tăng của Trung Quốc khiến không quân Mỹ phải tìm kiếm thêm nhiều địa điểm hoạt động ở Thái Bình Dương nhằm phân tán lực lượng thay vì tập trung tại vài nơi để trở thành mục tiêu tấn công lớn. Vì vậy họ cần nghĩ ra cách bảo vệ số căn cứ mới.

Phát biểu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall thừa nhận loạt căn cứ tại châu Âu lẫn phía tây Thái Bình Dương mà lực lượng này sử dụng lâu nay thường là địa điểm cố định, rất dễ bị tấn công bởi những kẻ biết địa điểm cụ thể.

Bộ trưởng Kendall đặc biệt lưu ý đến Trung Quốc: “Vì các căn cứ cố định nên dễ bị nhắm đến. Trung Quốc đang phát triển vũ khí nhắm đến chúng. Chúng tôi phải xử lý vấn đề, tôi đã cố gắng khuyến cáo về tính cấp bách của việc này”.

kh603d5e7c87d37600190d0823.jpg
Chiến đấu cơ F-15C đậu tại căn cứ Tinian - Ảnh: US Air Force

Trong báo cáo mới nhất về sức mạnh quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc xác định Trung Quốc đang tăng cường khả năng tiến hành không kích nhằm vào căn cứ không quân, cơ sở hậu cần, cảng biển, thông tin liên lạc cùng nhiều hạ tầng trên mặt đất khác. Đây đều là lỗ hổng tiềm ẩn trong chiến tranh hiện đại.

Nay tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đã có thể đánh trúng mục tiêu trên chuỗi đảo thứ nhất – trong đó có không ít căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và vài địa điểm xa tận Ấn Độ Dương. Còn tên lửa hành trình phóng từ máy bay hay từ tàu chiến đủ sức vươn tới chuỗi đảo thứ hai trong đó có căn cứ Mỹ ở Guam, minh chứng rõ nhất là những chuyến bay của máy bay ném bom Trung Quốc tại phía tây Thái Bình Dương.

Chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai là hệ thống đảo nằm giữa lục địa Trung Quốc và Tây Thái Bình Dương được Mỹ dùng để kiềm chế Trung Quốc kể từ thời Chiến tranh lạnh. Khái niệm này được nhà ngoại giao Mỹ John Foster Dulles đề cập lần đầu năm 1951.

Ngoài số tên lửa nêu trên, Trung Quốc còn đang phát triển tên lửa siêu thanh không dễ bị các hệ thống phòng thủ đánh chặn, đồng thời đầu tư vào năng lực trinh sát, chỉ huy - điều khiển và liên lạc giúp dẫn đường cho tên lửa.

Theo Bộ trưởng Kendall, Mỹ cần kết hợp sử dụng cả hệ thống phòng thủ chủ động lẫn bị động, chẳng hạn máy bay ngụy trang hay máy bay phân tán (máy bay cất cánh từ cơ sở dự bị).

Tăng cường khả năng phòng thủ

Guam giữ vai trò trọng tâm trong nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực. Đây là nơi không quân, hải quân, thủy quân lục chiến Mỹ đặt căn cứ. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đặt ưu tiên phải trang bị hệ thống phòng không “360 độ”.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã được đưa đến Guam, hệ thống Patriot cũng sắp đến. Lực lượng tại Guam gần đây đang thử nghiệm hệ thống Iron Dome.

kh61f81423415c3f0018d3b66d.jpg
Thử nghiệm hệ thống Iron Dome tại Guam - Ảnh: US Air Force

Ngoài hệ thống phòng thủ, Mỹ còn áp dụng biện pháp phòng thủ bị động khiến đối phương khó phát hiện và tấn công các đơn vị thiện chiến, xây dựng và củng cố căn cứ tại Guam lẫn tại địa điểm khác. Họ thực hiện liên kết căn cứ “trung tâm” quy mô lớn với loạt căn cứ “nhánh” kém hiện đại hơn nhằm phân tán lực lượng, cho phép máy bay hoạt động nhiều ngày hay nhiều tuần trong cùng một thời điểm.

Mỹ đã tìm kiếm khắp khu vực để chọn nơi đặt căn cứ “nhánh” và đầu tư nhiều vào chúng, đồng thời tiến hành luân chuyển lực lượng nhiều hơn.

Theo Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương Kenneth Wilsbach, loạt hệ thống như THAAD, Patriot hay Iron Dome quá nặng không đủ cơ động, lại đòi hỏi phải vận chuyển bằng máy bay hay tàu cỡ lớn. Nếu muốn bảo vệ các căn cứ quân sự mới thì Mỹ cần một hệ thống phòng thủ siêu cấp nhỏ nhưng cơ động, đủ sức đánh chặn bom, tên lửa hành trình, máy bay, tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh.

Tướng Wilsbach đã thảo luận vấn đề hệ thống phòng thủ siêu cấp với ngành quốc phòng Mỹ, nhưng công nghệ mới cần thời gian phát triển. Hạ tầng quân sự tại Thái Bình Dương đã được Quốc hội Mỹ phân bố nhiều ngân sách hơn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không quân Mỹ đổi cách thức hoạt động tại Thái Bình Dương