Cuộc bỏ phiếu về việc tổ chức một cuộc họp mở liên quan đến tình hình Ukraine vào ngày 10.2 được thông qua, dù Nga và Trung Quốc phản đối, Ấn Độ, Gabon và Kenya bỏ phiếu trắng.

Dù được Trung Quốc ủng hộ, Nga vẫn thua Mỹ khi đọ phiếu tại LHQ về tình hình Ukraine

Anh Tú | 01/02/2022, 08:51

Cuộc bỏ phiếu về việc tổ chức một cuộc họp mở liên quan đến tình hình Ukraine vào ngày 10.2 được thông qua, dù Nga và Trung Quốc phản đối, Ấn Độ, Gabon và Kenya bỏ phiếu trắng.

Hôm thứ 31.1, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc tranh luận căng thẳng về việc Nga huy động quân đội đóng gần nước láng giềng Ukraine.

Tại cuộc tranh luận, đại diện của Nga đã cáo buộc các quốc gia phương Tây “gây căng thẳng” đối với Ukraine và cho biết Mỹ đã đưa “Đức Quốc xã thuần túy” lên nắm quyền ở Kiev.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield phản pháo lại rằng lực lượng quân sự ngày càng tăng của Nga với hơn 100.000 quân dọc theo biên giới Ukraine là "đợt huy động lớn nhất" ở châu Âu trong nhiều thập kỷ, thêm vào đó là sự gia tăng đột biến trong các cuộc tấn công mạng và thông tin sai lệch của Nga.

Bà Greenfield tuyên bố: “Và họ đang cố gắng, dù không có bất kỳ cơ sở thực tế nào, coi Ukraine và các nước phương Tây là kẻ xâm lược để có cớ tấn công”.

Các cuộc trao đổi gay gắt trong Hội đồng Bảo an được đưa ra khi Moscow thất bại trong nỗ lực ngăn chặn cuộc họp. Đây là phiên họp công khai đầu tiên mà tất cả các quốc gia liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đều lên tiếng, mặc dù cơ quan quyền lực nhất của Liên hợp quốc không có hành động nào.

Hội đồng Bảo an là một nhóm gồm 15 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhóm họp để thảo luận về các vấn đề hòa bình và an ninh. Có năm thành viên hội đồng thường trực: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Để hội đồng kêu gọi một số hoặc tất cả các thành viên Liên hợp quốc hành động, thì cần đảm bảokhông ai trong số năm thành viên thường trực bỏ phiếu chống.

Mặc dù dự kiến ​​sẽ có nhiều hoạt động ngoại giao cấp cao hơn trong tuần này, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga cho đến nay vẫn chưa thể xoa dịu căng thẳng trong cuộc khủng hoảng, với việc phương Tây cáo buộc rằng Moscow đang “chuẩn bị xâm lược”. Nga phủ nhận cáo buộc đồng thời họ yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết không bao giờ cho phép Ukraine gia nhập liên minh quân sự này, ngừng triển khai vũ gần biên giới Nga và rút lực lượng của nước này khỏi Đông Âu. NATO nói rằng họ sẽ không đồng ý với bất kỳ điều nào kể trên.

Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cáo buộc chính quyền Biden “gây căng thẳng, giảo biện và kích động leo thang”. Nhìn thẳng vào mặt đại sứ Mỹ, đại sứ Nga nói: “Các người gần như đang cố gắng vì điều này. Các người muốn nó xảy ra. Các người đang chờ đợi điều đó xảy ra, như thể các người muốn biến lời nói của mình thành hiện thực”.

Nebenzia đổ lỗi cho Mỹ vì Quốc hội Ukraine đã loại bỏ tổng thống Viktor Yanukovych, vào năm 2014.Nebenzia cho rằng vụ việc đã tạo ra sự cay đắng giữa Ukraine và Nga.

“Nếu họ không làm điều này, thì chúng ta cho đến nay sẽ sống trong tinh thần quan hệ láng giềng tốt đẹp và hợp tác lẫn nhau. Tuy nhiên, một số người ở phương Tây rõ ràng không thích kịch bản tích cực này. Những gì đang xảy ra ngày hôm nay là một nỗ lực khác nhằm thúc đẩy một mối quan hệ giữa Nga và Ukraine".

Nebenzia rời phòng họp khi đại sứ Ukraine bắt đầu phát biểu, nhường ghế cho cấp phó của mình.

Cuộc bỏ phiếu về việc tổ chức một cuộc họp mở liên quan đến Ukraine vào ngày 10.2 được thông qua, dù Nga và Trung Quốc phản đối, Ấn Độ, Gabon và Kenya bỏ phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu cần 9 phiếu để được thông qua. 9 nước còn lại trong Hội đồng bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Albania, Brazil, Ghana, Ireland, Mexico và Na Uy.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng cuộc họp là "một bước quan trọng trong việc tập hợp thế giới cùng nói lên tiếng nói" nhằm bác bỏ việc sử dụng vũ lực, tìm cách giảm leo thang quân sự, ủng hộ ngoại giao và yêu cầu mọi thành viên có trách nhiệm giải trình "để kiềm chế sự xâm lược quân sự chống lại các nước láng giềng của mình”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ thăm Ukraine vào hôm nay để hội đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Johnson nói rằng ông đang cân nhắc việc gửi hàng trăm binh sĩ Anh tới các nước NATO ở khu vực Baltic như một sự phô trương sức mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
3 tháng đầu năm, vốn FDI vào bất động sản tăng vọt
7 giờ trước Tài chính và đầu tư
3 tháng đầu năm, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỉ USD, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dù được Trung Quốc ủng hộ, Nga vẫn thua Mỹ khi đọ phiếu tại LHQ về tình hình Ukraine