Theo Bộ KH-CN, đã có nhiều văn bản về cơ chế, chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được ban hành.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp

Thu Anh | 23/06/2021, 17:53

Theo Bộ KH-CN, đã có nhiều văn bản về cơ chế, chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được ban hành.

Mới đây, Bộ KH-CN đã trả lời kiến nghị của cử tri liên quan đến nội dung “Ban hành cơ chế cụ thể khuyến nghị doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò cụ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi”.

Theo Bộ KH-CN, trong 10 năm qua, nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Bộ KH-CN đã ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp.

khuyen-khich-doanh-nghiep-dau-tu-ung-dung-cong-nghe-cao-vao-linh-vuc-nong-nghiep.jpg
Đã có nhiều văn bản cơ chế, chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp được ban hành - Ảnh: Internet

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 (năm 2007) lên 3.844 (năm 2014) và 7.033 (năm 2017). Trong 5 năm (2015-2020), số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này tăng từ 3.640 lên hơn 13.200 doanh nghiệp, trải đều khắp các vùng miền trên cả nước…

Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như sữa, thủy sản, chăn nuôi đã “tiệm cận” công nghệ hàng đầu thế giới. Đến nay, cả nước có trên 43.000 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh nông-lâm-thủy sản, tăng 13.000 doanh nghiệp so với năm 2015; có trên 7.500 cơ sở chế biến nông-lâm-thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.

Trong khoảng thời gian từ năm 2016-2020, số lượng nhà máy, cơ sở chế biến nông-lâm-thủy sản lớn, khởi công mới, đi vào hoạt động là 67 nhà máy, với tổng mức đầu tư khoảng 2,58 tỉ USD.

Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát trở lại đã tạo ra rất nhiều rào cản, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản, nhưng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông-lâm-thủy sản ước đạt 10,99 tỉ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp.

Theo Bộ KH-CN, hệ thống văn bản về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi hiện nay là tương đối đầy đủ và có tác động tích cực, hiệu quả đến các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN, công nghệ số, công nghiệp 4.0..., Bộ KH-CN vẫn tiếp tục rà soát, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành những cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp với tình hình mới và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến các doanh nghiệp đóng vai trò chủ thể trong mối liên kết sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi.

Cụ thể, Bộ KH-CN chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

Các danh mục này có nhiều công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp như công nghệ nông nghiệp chính xác, công nghệ thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp tiên tiến (máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch thế hệ mới), công nghệ canh tác không dùng đất quy mô công nghiệp…

Ngoài ra, Bộ KH-CN đã triển khai nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp thông qua thực hiện nhiệm vụ KH-CN liên kết sử dụng ngân sách nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động KH-CN thông qua Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình hỗ trợ, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH-CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Bài liên quan
Ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp