Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, Edmond Hui đang là nhân viên sàn giao dịch chứng khoán, chứng kiến đặc khu phát triển như vũ bão.

Kinh tế Hồng Kông sau 25 năm trở về với Trung Quốc

Cẩm Bình | 01/07/2022, 08:35

Khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, Edmond Hui đang là nhân viên sàn giao dịch chứng khoán, chứng kiến đặc khu phát triển như vũ bão.

Theo thỏa thuận ký với Anh, Trung Quốc cam kết cho phép Hồng Kông duy trì hệ thống kinh tế tư bản trong vòng 50 năm. Thỏa thuận giúp thành phố này xây dựng được vị thế trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Ngày 1.7.2022 đánh dấu một nửa thời hạn 50 năm, tương lai kinh tế đặc khu bị phủ bóng bởi bất ổn: ngày càng phụ thuộc Trung Quốc đại lục, thiệt hại danh tiếng do bất ổn chính trị và đóng cửa biên giới chống dịch COVID-19.

hongkong.jpg
Hồng Kông đối mặt với tương lai bất ổn - Ảnh: The Independent

Hui - hiện là giám đốc điều hành một công ty môi giới chứng khoán hạng trung với gần 300 nhân viên - cho biết Hồng Kông sau trao trả đã trải qua thay đổi mạnh mẽ, trở nên tập trung hơn vào Trung Quốc.

“Trước năm 1997, vốn nước ngoài chiếm một nửa thị trường. Sau năm 1997, mọi thứ dần thay đổi cho đến khi vốn Trung Quốc nắm giữ toàn bộ thị trường”, theo giám đốc Hui.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đem lại lợi ích cho Hồng Kông. Đặc khu trở thành cửa ngõ cho các công ty đại lục huy động vốn cũng như cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, liên kết với Trung Quốc cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng phụ thuộc và tâm lý thỏa mãn.

Công ty Trung Quốc chiếm khoảng 80% vốn hóa thị trường trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong năm nay - tăng từ 16% năm 1997. Công ty Trung Quốc chiếm 7 trong số 10 chứng khoán hàng đầu số Hang Seng (vốn từng do loạt đơn vị Hồng Kông như Cathay Pacific hay TVB nắm giữ). Trong khi đó, GDP Hồng Kông từ mức bằng 18% của đại lục vào năm 1997 xuống còn chưa tới 3% năm 2020.

Căng thẳng với phương Tây gia tăng cùng với sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến Hồng Kông.

Trung Quốc tiến hành trấn áp bất đồng chính kiến tại Hồng Kông sau phong trào biểu tình đòi dân chủ quy mô lớn năm 2019, khiến Mỹ thu hồi quy chế ưu đãi thương mại dành cho đặc khu, đồng thời trừng phạt một số quan chức.

Theo giảng viên kinh tế Yan Wai-hin thuộc đại học Trung Văn (Hồng Kông): “Năm 1997 chúng tôi đóng vai trò trung gian rất quan trọng. Nhưng bây giờ mọi người nghi ngờ chúng tôi”. Ông lưu ý đối thủ trong khu vực như Singapore đang tìm cách thay thế Hồng Kông.

Ngoài ra, việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát Hồng Kông cũng khiến đặc khu mắc kẹt với chính sách “Zero COVID” mà đại lục vẫn đang duy trì. Hạn chế đi lại nghiêm ngặt làm cho Hồng Kông bị cắt đứt với cả Trung Quốc lẫn cả thế giới, giới chức đặc khu thừa nhận “Zero COVID” gây nên tình trạng nhân tài ra đi.

Nhà lập pháp Hồng Kông Diệp Lưu Thục Nghi (Regina Ip) lạc quan nhận định một khi hạn chế được dỡ bỏ, đặc khu sẽ phục hồi: “Vị trí địa lý vô cùng thuận lợi của chúng tôi vẫn còn đó. Chúng tôi vẫn là cửa ngõ vào Trung Quốc”.

Một số ngành nghề ngoài ngành tài chính gặp khó khăn sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc. Hiệu trưởng đại học Hằng Sinh Simon Ho cho biết: “Trong khoảng 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng GDP của chúng tôi đã giảm sút. Tôi nghĩ điều này liên quan đến việc người Hồng Kông tự mãn và thiếu thận trọng”.

Ví dụ tiêu biểu là thương cảng ở Hồng Kông từng nằm trong số cảng biển bận rộn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ nhưng đã tụt hạng sau khi đạt vị trí cao nhất vào năm 2004.

Hiệu trưởng Ho đánh giá chính quyền đặc khu không có kế hoạch chi tiết cho các ngành đang phát triển cũng như cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, họ dành nhiều nguồn lực cho vài lĩnh vực như nghiên cứu - phát triển (R&D) nhưng lại chỉ đạt thành quả nửa vời không đủ sức cạnh tranh với trung tâm công nghệ Thẩm Quyến.

“Hồng Kông cần phải tìm ra vai trò của mình”, theo hiệu trưởng Ho.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
7,2 tỉ USD có thể chảy vào Việt Nam ngay khi thị trường chứng khoán được nâng hạng
4 giờ trước Tài chính và đầu tư
Ước tính, khoảng 7,2 tỉ USD vốn gián tiếp nước ngoài sẽ chảy vào thị trường Việt Nam ngay sau khi thị trường chứng khoán được nâng hạng. Việc này cũng mang lại 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam cho tới năm 2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Hồng Kông sau 25 năm trở về với Trung Quốc