Ở thời điểm hiện tại, khi mà thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ Doha gần như chắc chắn sẽ không thể diễn ra khi mà nội bộ OPEC vẫn có những bất đồng, thì một vấn đề quan trọng đặt ra là tương lai nào đang chờ đón nền kinh tế Nga.

Kinh tế Nga đang ở đường cùng hay trên đà hồi phục?

Nhàn Đàm | 11/05/2016, 11:20

Ở thời điểm hiện tại, khi mà thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ Doha gần như chắc chắn sẽ không thể diễn ra khi mà nội bộ OPEC vẫn có những bất đồng, thì một vấn đề quan trọng đặt ra là tương lai nào đang chờ đón nền kinh tế Nga.

Trong số các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, Nga đang là quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ kinh tế trong ngắn hạn nhiều nhất. Trong động thái mới nhất, các quan chức Nga tuyên bố nước này đang có kế hoạch phát hành đợt trái phiếu quốc tế đầu tiên kể từ năm 2013. Thông thường, chỉ khi các quốc gia hoặc cần tiền để đầu tư phát triển nền kinh tế hoặc là đang đối mặt với khó khăn tài chính mới phát hành trái phiếu quốc tế. Vậy, kinh tế Nga hiện tại đang ở đường cùng hay đang trên đàhồi sinh?

Thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ Doha gần như chắc chắn đã thất bại hoàn toàn và Nga sẽ rút khỏi sự hợp tác với OPEC ở thời điểm hiện tại là tuyên bố mới nhất của các quan chức cấp cao Nga. Cụ thể, Igor Sechin, CEO của Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft và là bạn thân của Tổng thống Putin đã tuyên bố trong một bài phát biểu mới nhất, theo đó sự rạn nứt trong nội bộ OPEC là nguyên nhân khiến cho thỏa thuận Doha tan vỡ, và Nga sẽ không có kiên nhẫn để chờ đợi một sự thay đổi từ phía tổ chức xuất khẩu dầu mỏ quyền lực nhất thế giới này. Với tuyên bố từ một trong những người quyền lực nhất trong lĩnh vực dầu mỏ ở Nga, gần như có thể chắc chắn về việc sẽ không có một thỏa thuận đóng băng sản lượng nào khác trong tương lai mà Nga có thể tham gia.

Bài phát biểu của Igor Sechin vì thế đang đặt ra câu hỏi, Nga sẽ làm gì để đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khi kế hoạch cắt giảm sản lượng để vực dậy giá dầu cùng với OPEC đã thất bại. Hiện Nga vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ và các nước châu Âu, trong khi các nỗ lực thúc đẩy tăng cường thương mại với các nước châu Á và châu Phi đang tỏ ra chưa đủ khả năng lấp đầy khoảng trống thương mại với Mỹ và châu Âu.

Động thái mới nhất của chính phủ Nga có thể đem lại lời giải cho câu hỏi này. Theo đó, vào tuần trướcThứ trưởng Tài chính Nga Maxim Oreshkin cho biết, chính phủ nước này đang dự định tiến hành một đợt phát hành trái phiếu quốc tế mới, trong đó mức cụ thể về trị giá không được công bố. Điều này đang cho thấy Nga đang muốn tiến hành một đợt huy động vốn lớn nhất trong vài năm trở lại đâyvà nhiều khả năng sẽ thành công. Thực tế là từ năm 2013 đến nay Nga đã không phát hành một đợt trái phiếu quốc tế nào. Trên các thị trường giao dịch quốc tế lớnc các trái phiếu của Nga vẫn thuộc loại hiếm và tương đối có giá trị.

Ông Oreshkin cho biếtđã có khá nhiều các nhà đầu tư quốc tếđã đến Nga và đề xuất chính phủ Nga tiến hành một đợt phát hành trái phiếu quốc tế mới, vì thị trường quốc tế đang khá thuận lợi để làm điều này vào thời điểm hiện tại. Ví dụ gần nhất là việc Argentina vừa mới tung ra một đợt phát hành trái phiếu trị giá 16,5 tỉUSD, nâng tổng mức trị giá trái phiếu mà nước này phát hành lên tới 70 tỉUSD. Việc Argentina, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều so với Nga và lại đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề điều hành kinh tế lại có thể tiến hành một đợt phát hành trái phiếu quốc tế có trị giá lớn một cách thành công, là lý do khiến cho chính phủ Nga tin tưởng rằng họ cũng có thể làm được điều tương tự.

Tuyên bố Nga sẽ phát hành đợt trái phiếu quốc tế đầu tiên kể từ năm 2013 của Thứ trưởng Tài chính Maxim Oreshkin là một động thái mang nhiều ý nghĩa. Với việc kinh tế Nga đang rơi vào khó khăn nghiêm trọng hiện nay, nhất là sau khi hy vọng cuối cùng là thỏa thuận Doha đã thất bại, thì lý do đầu tiên mà thế giới nghĩ đến trong việc Nga phát hành trái phiếu quốc tế lần này lànền kinh tế Nga đang ở ngưỡng cuối cùng có thể chịu đựng được.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Nga công bố kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế ngay sau thời điểm chuyến công du của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Nga vào ngày 6.5 vừa qua. Sự kiện này không chỉ đáng chú ý ở chỗ là cuộc gặp mặt thượng đỉnh Nga - Nhật lần đầu tiên trong 2 năm qua kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea dẫn đến các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và các đồng minh trong đó có Nhật Bản, mà còn ở chỗ Nhật Bản đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về việc Thủ tướng Nhậtkhông nên tới thăm Nga.

Vì thế, việc Nhật Bản và Nga tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần này mang nhiềuý nghĩa trong đó Nhật Bản là nước đầu tiên trong số các nước đồng minh của Mỹ phá bỏ các lệnh trừng phạt để nối lại quan hệ kinh tế với Nga. Theo tuyên bố của Điện Kremlin cũng như của kênh truyền hình Nhật Bản NHK, thì một trong những mục đích hàng đầu của chuyến công du tới Nga của Thủ tướng Shinzo Abe là nối lại và thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại Nga – Nhật, bao gồm hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và phát triển công nghiệp tại vùng Viễn Đông của Nga.

Theo các nhà phân tích, việc Nhật Bản nối lại quan hệ kinh tế và thương mại với Nga có thể trở thành sự khởi động cho xu hướng nối lại quan hệ kinh tế thương mại với Nga của một số nước đồng minh của Mỹ, trong đó có các nước châu Âu. Và có thể đó mới là lý do khiến cho chính phủ Nga quyết định phát hành đợt trái phiếu quốc tế lần này, vì mọi thứ đã trở nên sáng sủa hơn sau khi Nga – Nhật nối lại quan hệ kinh tế, và cơ hội thuận lợi này khiến cho Nga đang cần tiền để hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế hồi phục trở lại.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg, Reuters/CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Nga đang ở đường cùng hay trên đà hồi phục?