Suốt nhiều tháng, giới đầu tư và doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi Trung Quốc nới lỏng loạt hạn chế để phòng chống COVID-19 gây tổn hại nền kinh tế. Tin đồn thay đổi chính sách nhiều lần xuất hiện.

Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều thách thức sau khi bỏ ‘Zero COVID’

Cẩm Bình | 10/12/2022, 11:40

Suốt nhiều tháng, giới đầu tư và doanh nghiệp hồi hộp chờ đợi Trung Quốc nới lỏng loạt hạn chế để phòng chống COVID-19 gây tổn hại nền kinh tế. Tin đồn thay đổi chính sách nhiều lần xuất hiện.

Tuần qua, Trung Quốc cuối cùng đã bãi bỏ việc xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa và cách ly tập trung. Nhưng khi tái mở cửa, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới gặp phải hàng loạt thách thức chưa từng có.

Giới phân tích nhận định chi tiêu của người tiêu dùng khó lòng tăng nhanh trở lại sau khi bị kìm hãm quá lâu. Thị trường bất động sản đang suy thoái nghiêm trọng và Trung Quốc phải chạy đua tiêm vắc xin cho nhiều người hơn, đặc biệt là nhóm người cao tuổi. Các nhà máy - động lực thúc đẩy thương mại của Trung Quốc - đối mặt với nhu cầu suy yếu ở đối tác thương mại quan trọng như Mỹ và châu Âu.

Dự báo tình hình vài tháng tới rất bất định. Nhà phân tích Han Lin (Công ty tư vấn Asia Group) nhận xét: “Kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn một cách khó hiểu”.

tinhchina.jpg
Trung Quốc nới lỏng mạnh sự hạn chế phòng dịch từ ngày 7.12 - Ảnh: Straits Times

Thách thức bủa vây

Ở phương Tây, các nền kinh tế phục hồi nhanh chóng khi người dân được giải phóng khỏi loạt hạn chế chống dịch. Người lao động đã tiết kiệm được tiền lương khi làm việc tại nhà và nhận tiền hỗ trợ. Khi mối đe dọa COVID-19 giảm bớt, họ bắt đầu chi tiêu trở lại cho ăn uống, săn vé máy bay cùng phòng khách sạn để đi du lịch.

Tình hình ở Trung Quốc lại hoàn toàn khác. Làm việc trong ngành marketing, anh Ryan Lam ra quán ăn mừng khi thành phố Quảng Châu không bị phong tỏa nữa, nhưng sau đó anh chuyển sang nấu ăn tại nhà vì muốn tiết kiệm một nửa tiền lương. “Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã cắt giảm chi tiêu. Đại dịch khiến nỗi lo của tôi càng lớn hơn”, Lam chia sẻ.

Mùa xuân năm ngoái, tình trạng gián đoạn nguồn cung gây ra bởi phong tỏa quy mô địa phương là vấn đề chính của kinh tế Trung Quốc. Nhưng rồi đa số doanh nghiệp đều thích nghi với “Zero COVID”. Sự gián đoạn dần giảm bớt, nhưng giá cước vận chuyển từ Thượng Hải đến bờ tây nước Mỹ vẫn giảm mạnh.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải Eric Zheng: “Doanh nghiệp lớn đã thực sự hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên họ lo ngại nhiều về tâm lý người tiêu dùng khi mọi người ít chịu chi tiêu hơn”.

skynews-china-retail_5143053.jpg
Chi tiêu của người tiêu dùng khó lòng khôi phục nhanh - Ảnh: Sky News

Không những vậy, nguy cơ khủng hoảng y tế vì COVID-19 vẫn còn lơ lửng. Phương Tây tái mở cửa khi phần lớn dân số từng mắc bệnh hoặc được tiêm tăng cường bằng vắc xin mRNA hiệu quả cao. Trung Quốc không có điều kiện này.

Chưa đến 1% dân số Trung Quốc từng mắc bệnh. Phần lớn đều chỉ được tiêm loại vắc xin công nghệ cũ hiệu quả kém hơn, nhóm từ 80 tuổi trở lên (nguy cơ cao) có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.

Giới chuyên gia y tế trong nước dự báo thời gian tới có 80 - 90% dân số sẽ mắc bệnh, một làn sóng COVID-19 có thể ngăn người tiêu dùng không muốn đi chơi và tiêu tiền.

Các hộ gia đình Trung Quốc cũng chẳng dư dả tiền bạc để chi tiêu. Khác với phương Tây tung ra nhiều khoản hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng, Bắc Kinh ưu tiên chi mạnh tay cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trợ cấp công nghiệp. Chỉ vài địa phương triển khai chương trình thúc đẩy chi tiêu quy mô nhỏ.

Giới chức Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp không sa thải lao động. Nhưng giờ làm thêm không còn, khiến người lao động mất hơn một nửa tiền lương, nhiều đơn vị không tuyển dụng mới. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên đến gần 20%.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuần qua kêu gọi kích thích kinh tế nhiều hơn, nới lỏng chính sách tiền tệ, tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính nhằm giúp doanh nghiệp cùng người muốn mua nhà vay dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhu cầu đi vay của doanh nghiệp hiện không mạnh, doanh số bán nhà đang giảm khi vấn đề nhà phát triển bất động sản mất khả năng thanh toán và hàng loạt dự án chưa hoàn thiện chưa được giải quyết.

Nhà kinh tế học Louise Loo (đơn vị phân tích - dự báo Oxford Economics) cho biết tiền gửi ngân hàng của các gia đình Trung Quốc tăng lên chút ít trong thời kỳ đại dịch do chi tiêu ít hơn bình thường. Nhưng họ gửi phần lớn tiền vào ngân hàng lãi suất cao có quy định hạn chế rút tiền trong nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm nên không thể chi tiêu mạnh tay.

Lối sống của người cao tuổi cũng khác biệt. Người cao tuổi phương Tây thường sống trong trung tâm chăm sóc bị hạn chế thăm viếng thời đại dịch, còn người cao tuổi Trung Quốc thường sống cùng gia đình. Có người cao tuổi trong nhà (có thể chưa tiêm vắc xin COVID-19) khiến các gia đình chưa dám ra ăn bên ngoài và tiêu tiền.

Một trong số lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Trung Quốc là du lịch. Khách sạn gần như trống không lúc quy định kiểm soát đi lại nghiêm ngặt còn được áp đặt nên phải giảm nửa giá phòng để hút khách nội địa. Du lịch hàng không lẫn đường sắt trong nước đều giảm mạnh, du lịch hàng không quốc tế gần như “tê liệt” từ tháng 3.2020 đến nay.

Chưa rõ lúc nào Trung Quốc mở cửa biên giới đón khách du lịch. Chính sách nới lỏng kiểm soát đi lại vừa được ban hành ngày 7.12 có thể giúp tăng chi tiêu nhưng cũng sẽ làm lây lan dịch bệnh.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều thách thức sau khi bỏ ‘Zero COVID’