Năm 2022, toàn thế giới hứng chịu lạm phát cao chưa từng thấy trong nhiều thập niên. Giá cả những thứ thiết yếu như thực phẩm, năng lượng, giao thông, chỗ ở đều tăng vọt.

Lạm phát năm 2023 sẽ tồi tệ hơn?

Cẩm Bình | 10/12/2022, 10:06

Năm 2022, toàn thế giới hứng chịu lạm phát cao chưa từng thấy trong nhiều thập niên. Giá cả những thứ thiết yếu như thực phẩm, năng lượng, giao thông, chỗ ở đều tăng vọt.

Nguyên nhân gây lạm phát chính là đại dịch COVID-19 và chiến tranh.

Thời kỳ lạm phát ở mức vừa phải và thoải mái đột ngột chấm dứt khi COVID-19 bùng phát. Các chính phủ và ngân hàng hỗ trợ hộ gia đình cùng doanh nghiệp đóng cửa trong lúc phong tỏa hàng nghìn tỉ USD.

Gói hỗ trợ giúp người lao động không phải xếp hàng lãnh trợ cấp thất nghiệp, doanh nghiệp không phá sản, giá nhà không sụt giảm, nhưng lại “giết chết” cung-cầu.

Đến năm 2021 lúc sự phong tỏa kết thúc và kinh tế toàn cầu tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 80 năm qua, các nhà máy tạm ngừng hoạt động trước đó không tăng tốc đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu, loạt hạn chế để ngăn ngừa COVID-19 gây nên tình trạng thiếu lao động ở ngành bán lẻ, vận tải, y tế, quá trình phục hồi bùng nổ làm giá năng lượng tăng đột biến.

Vậy còn chưa đủ. Tháng 2.2022, cuộc chiến tại Ukraine bùng nổ khiến phương Tây áp đặt lệnh cấm vận với Nga (quốc gia xuất khẩu dầu khí hàng đầu thế giới) nên giá năng lượng lại bị đẩy lên nữa.

lainfla00.jpg
Lạm phát là vấn đề nhức nhối của nhiều nước trong năm 2022 - Ảnh: Reuters

Sức tàn phá của lạm phát

Bị xem như “thuế đánh vào người nghèo” do tác động mạnh nhất đến nhóm dân số thu nhập thấp, lạm phát mức hai con số làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên toàn thế giới. Người giàu có thể sống dựa vào số tiền tiết kiệm đã có khi bị phong tỏa, nhưng nhiều người khác phải chật vật kiếm sống và số trường hợp tìm đến ngân hàng thực phẩm để xin ăn ngày càng tăng.

Mùa đông đang đến trên khắp bắc bán cầu, chi phí sinh hoạt sẽ căng thẳng hơn vì hóa đơn nhiên liệu tăng cao. Lao động một số ngành tổ chức đình công yêu cầu tăng lương theo kịp lạm phát.

Chi phí sinh hoạt chi phối chính trị của các nước giàu. Vài sự ưu tiên, chẳng hạn như chống biến đổi khí hậu, bị loại bỏ.

Dù giá xăng thời gian gần đây có giảm, lạm phát vẫn là vấn đề trọng tâm giải quyết của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều đang mở ngân sách chuyển hàng tỉ euro vào chương trình hỗ trợ.

Ở những quốc gia nghèo khó như Sri Lanka, Haiti, Lebanon, giá lương thực tăng vọt khiến tình trạng nghèo đói thêm trầm trọng.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ước tính có thêm 70 triệu người bị đẩy đến mức cận kề đói kém từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra cho đến nay.

Tình hình năm 2023

Các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất mạnh để hạ nhiệt nhu cầu và chế ngự lạm phát. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính đến cuối năm 2023 lạm phát toàn cầu giảm xuống còn 4,7%, bằng một nửa mức hiện tại.

Kinh nghiệm trước đây cho thấy giảm lạm phát mà không khiến thị trường nhà ở sụp đổ, doanh nghiệp phá sản hay tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là điều khó khăn. Từ Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đến Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đều cho rằng “liều thuốc” tăng lãi suất sẽ “có vị đắng”. Ngoài ra loạt yếu tố bất ổn - cuộc chiến tại Ukraine, căng thẳng giữa Trung Quốc với phương Tây - đều có thể tạo tác động tiêu cực.

Theo báo cáo triển vọng IMF công bố tháng 10: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và với nhiều người, năm 2023 sẽ là một cuộc suy thoái”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát năm 2023 sẽ tồi tệ hơn?