Hôm 4.11, Moderna đã cắt giảm doanh số bán hàng dự báo năm 2021 với vắc xin COVID-19 của mình vì phải vật lộn để đóng lọ và phân phối chúng trên khắp thế giới.

Tin xấu về sản xuất vắc xin COVID-19 khiến cổ phiếu Moderna giảm hơn 16%

Sơn Vân | 04/11/2021, 21:14

Hôm 4.11, Moderna đã cắt giảm doanh số bán hàng dự báo năm 2021 với vắc xin COVID-19 của mình vì phải vật lộn để đóng lọ và phân phối chúng trên khắp thế giới.

Điều này khiến cổ phiếu của công ty công nghệ sinh học Mỹ giảm 16,03% (còn 290,48 USD) vào thời điểm viết bài.

Các lãnh đạo Moderna cho biết thách thức sản xuất hiện nằm ở việc đóng lọ vắc xin (còn được gọi là lấp đầy và hoàn thành) và tăng cường cơ sở hạ tầng để cung cấp chúng ra quốc tế, thay vì sản xuất nguyên liệu thô.

Moderna cho biết đang thuê thêm công nhân sản xuất và đầu tư thêm nguồn lực vào dây chuyền sản xuất của mình để tăng số liều vắc xin COVID-19 có thể xuất xưởng mỗi tuần.

Vắc xin COVID-19 của Moderna, cùng công nghệ mRNA như Pfizer cùng công nghệ mRNA, yêu cầu bảo quản lạnh hơn nhiều hơn so với các mũi tiêm khác, tạo ra những thách thức về hậu cần trong việc vận chuyển chúng, đặc biệt là đến các quốc gia nghèo hơn thiếu cơ sở hạ tầng kho lạnh rộng rãi.

Giám đốc điều hành Moderna - Stephane Bancel nói: “Những thách thức chính xung quanh việc xuất xưởng sản phẩm, khi chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn với việc tăng cường giao hàng trên khắp thế giới”.

tin-xau-ve-san-xuat-vac-xin-covid-19-khien-co-phieu-moderna-giam-den-16.jpg
Việc chậm trễ trong sản xuất vắc xin COVID-19 khiến cổ phiếu Moderna giảm hơn 16%

Việc cắt giảm doanh số bán hàng của Moderna trái ngược Pfizer, công ty đầu tuần này đã nâng dự báo bán vắc xin COVID-19 của mình.

Pfizer hôm 2.11 cho biết dự kiến ​​năm 2021 doanh số bán vắc xin COVID-19 sẽ đạt 36 tỉ USD và dự báo sẽ tăng thêm 29 tỉ USD nữa vào năm 2022.

Nhà sản xuất dược phẩm Mỹ đang tìm cách ký nhiều hợp đồng vắc xin hơn với các quốc gia, điều này có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí cao hơn trong năm tới. Pfizer có khả năng sản xuất 4 tỉ liều vắc xin COVID-19 vào năm 2022.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla cho biết ông lo ngại rằng các nước có thu nhập thấp và trung bình sẽ không đặt hàng đủ sớm cho vắc xin COVID-19 trong năm tới và có thể lại bị xếp sau các quốc gia giàu có hơn.

Albert Bourla nói: “Các quốc gia có thu nhập cao có xu hướng chủ động hơn và đang đặt hàng".

Pfizer dự kiến ​​sẽ cung cấp ít nhất 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 của mình cho các nước có thu nhập thấp và trung bình vào năm tới.

Loại vắc xin này đã mang lại doanh số 13 tỉ USD cho Pfizer trong quý thứ 3/2021. Công ty chia lợi nhuận gộp từ việc bán vắc xin hầu hết các quốc gia trên thế giới với BioNTech.

Ngoài 2022, Pfizer hy vọng thị trường vắc xin COVID-19 sẽ lâu bền và tiếp tục tạo ra doanh số bán hàng trong nhiều năm tới.

Pfizer cho biết đang lên kế hoạch với các thị trường tư nhân cho vắc xin này sẽ xuất hiện trong tương lai gần, đặc biệt là ở Mỹ. Song, Albert Bourla nói Pfizer vẫn có thể ký một hợp đồng cung cấp lớn khác với chính phủ Mỹ.

Ông nói: “Chừng nào chính phủ cho rằng nên tiến hành tiêm vắc xin hàng loạt, mà họ muốn mua và phân phối thì chúng tôi sẽ hỗ trợ".

Nhà sản xuất theo hợp đồng của Moderna là Lonza (Thụy Sĩ) đã tăng cường sản xuất. Moderna cũng đã thuê Rovi (Tây Ban Nha), nhà sản xuất thuốc theo hợp đồng khác đã đóng chai vắc xin COVID-19 của mình, để xây dựng các cơ sở sản xuất nguyên liệu mới ở thành phố Granada nhằm nâng cao sản lượng ở châu Âu.

Stephane Bancel nói công việc hiện đã hoàn tất và "chúng ta sẽ sớm thấy tác động tích cực từ việc mở rộng này."

Moderna đang kỳ vọng doanh số bàn hàng năm 2021 đạt từ 15 tỉ đến 18 tỉ USD so với 20 tỉ USD ước tính trước đó.

Các đợt giao hàng được chốt từ 700 triệu đến 800 triệu liều vắc xin COVID-19 trong năm 2021, giảm so với dự báo trước đó là từ 800 triệu đến 1 tỉ USD.

Vắc xin COVID-19 đã mang lại doanh số bán hàng 4,8 tỉ USD trong quý 3/2021 cho Moderna, so với mức 5,86 tỉ USD mà 5 nhà phân tích của công ty Refinitiv dự báo.

Tuy nhiên, Moderna cho biết doanh số bán hàng của họ có thể nằm trong khoảng 17 tỉ đến 22 tỉ USD vào năm tới khi họ ký hợp đồng với nhiều quốc gia hơn về vắc xin và liều tăng cường.

Hôm 29.10, Moderna đã công bố một thỏa thuận với Liên minh toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI) để cung cấp thêm 56,5 triệu liều vắc xin COVID-19 của mình trong quý 2/2022 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Công ty công nghệ sinh học Mỹ cho biết 56,5 triệu liều này sẽ bổ sung cho cam kết trước đó cung cấp 60 triệu liều vào quý 2/2022 cho GAVI, tổ chức đồng lãnh đạo cơ chế COVAX về việc phân phối công bằng các vắc xin COVID-19 trên khắp thế giới.

Cơ chế COVAX, được sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và GAVI, đã cung cấp khoảng 400 triệu liều vắc xin COVID-19 cho hơn 140 nước có thu nhập thấp và trung bình, nhưng mục tiêu ít nhất 40% dân số ở tất cả quốc gia được tiêm vắc xin vào cuối năm 2021 của WHO khó đạt được.

Moderna nói số lượng vắc xin này sẽ được cung cấp với giá thấp và GAVI tiếp tục giữ lựa chọn mua thêm 233 triệu liều vào năm 2022, với tổng số tiềm năng là 500 triệu liều từ năm nay đến 2022.

Gần đây chúng tôi đã ngỏ ý để COVAX tiếp cận nhiều vắc xin hơn cho quý 2 và quý 3/2022”, Giám đốc điều hành của Moderna - Stéphane Bancel cho biết.

Đầu tháng này, công ty Mỹ đã công bố khoản đầu tư lên tới 500 triệu USD để xây dựng một cơ sở ở châu Phi với mục tiêu sản xuất 500 triệu liều vắc xin mRNA mỗi năm, bao gồm cả mũi tiêm phòng COVID-19.

Vắc xin COVID-19 của Moderna được đánh giá là tốt nhất hiện nay, bao gồm cả ngăn ngừa biến thể Delta lẫn việc ít suy giảm hiệu quả theo thời gian.

Theo dữ liệu sơ bộ được đăng trực tuyến hôm 14.10 từ thử nghiệm lâm sàng do Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện, những người được tiêm liều vắc xin tăng cường Moderna tăng mức kháng thể trung hòa cao nhất bất kể nhận loại vắc xin nào ban đầu. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Mỹ hoãn nhận 33 triệu liều vắc xin Moderna giúp Liên minh châu Phi mua được 110 triệu liều
Liên minh châu Phi (AU) đặt mua tới 110 triệu liều vắc xin COVID-19 từ Moderna trong một thỏa thuận do Nhà Trắng làm trung gian. Điều này sẽ hoãn việc giao liều lượng vắc xin này đến Mỹ để tạo điều kiện cho thỏa thuận, các quan chức nói với hãng tin Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tin xấu về sản xuất vắc xin COVID-19 khiến cổ phiếu Moderna giảm hơn 16%