Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 4.11 cho biết đang thảo luận với AstraZeneca về khả năng cấp phép liều vắc xin COVID-19 tăng cường của hãng dược này sau khi bật đèn xanh cho các mũi tiêm thứ ba công nghệ mRNA.

AstraZeneca gửi dữ liệu liều vắc xin COVID-19 tăng cường: Chuyên gia khuyên nên tiêm khi nào?

Sơn Vân | 04/11/2021, 22:01

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hôm 4.11 cho biết đang thảo luận với AstraZeneca về khả năng cấp phép liều vắc xin COVID-19 tăng cường của hãng dược này sau khi bật đèn xanh cho các mũi tiêm thứ ba công nghệ mRNA.

"AstraZeneca đang gửi dữ liệu cho chúng tôi. Thực ra hôm nay họ đã gửi một gói dữ liệu mới có thể hỗ trợ mở rộng sử dụng vắc xin COVID-19 tăng cường", người đứng đầu chiến lược vắc xin của EMA - Marco Cavaleri chia sẻ tại một cuộc họp báo.

"Chúng tôi sẽ thảo luận với họ liệu dữ liệu này có thể đủ để phê duyệt hay chúng tôi cần thêm bằng chứng", Marco Cavalericho nói thêm.

EMA trước đây đưa ra hướng đi trước cho vắc xin Pfizer - BioNTech và Moderna, cả hai đều dựa trên công nghệ mRNA, sẽ được tiêm liều thứ ba liều ít nhất 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi 2.

Trọng tâm của các chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 tăng cường ở châu Âu ban đầu là người cao tuổi và những ai có hệ miễn dịch suy yếu nhưng bộ phận lớn hơn của dân số đã được kêu gọi tìm kiếm mũi tiêm thứ ba.

astrazeneca-gui-du-lieu-lieu-vac-xin-covid-19-tang-cuong.jpg
Các lọ vắc xin COVID-19 của AstraZeneca

Nên tiêm liều vắc xin AstraZeneca thứ 3 khi nào?

Bất kỳ ai ở bang British Columbia, Canada đã nhận hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca hiện có thể được tiêm nhắc lại 6 tháng sau khi nhận liều thứ hai, Tiến sĩ Bonnie Henry - bác sĩ hàng đầu bang này nói hôm 1.11.

Những người nhận hai liều AstraZeneca có mức độ ngăn ngừa khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 suy yếu theo thời gian dù vẫn được bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng.

astrazeneca-gui-du-lieu-lieu-vac-xin-covid-19-tang-cuong1.jpg
Tiến sĩ Bonnie Henry nói nên tiêm liều vắc xin AstraZeneca tăng cường sau 6 tháng

Tuần trước, các quan chức y tế Canada đã công bố kế hoạch cung cấp liều vắc xin COVID-19 tăng cường từ 6 đến 8 tháng sau liều thứ hai cho bất kỳ ai muốn tiêm. Những người cực kỳ dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng, những ai đã nhận hai liều AstraZeneca và những người làm công việc chăm sóc bệnh nhân sẽ là đối tượng đầu tiên, tiếp theo là dân số nói chung bắt đầu từ năm tới.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới chỉ ra rằng tiêm nhắc lại có thể chưa cần thiết với những người đã nhận hai liều vắc xin mRNA của Pfizer/Moderna hoặc hỗn hợp vắc xin AstraZeneca và mRNA nếu hai liều đó được tiêm cách nhau từ 8 đến 12 tuần.

Brian Grunau thuộc Khoa Y tế Cấp cứu của Đại học British Columbia nói kết quả ban đầu từ một nghiên cứu về nhân viên y tế trên khắp Canada cho thấy khoảng thời gian dài hơn giữa 2 lần tiêm vắc xin dẫn đến đáp ứng miễn dịch được tăng cường.

Ông nói: “Sự tương tác giữa các khoảng thời gian tiêm vắc xin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm và nhu cầu sử dụng liều vắc xin thứ ba. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy đáp ứng miễn dịch kéo dài ở những người có khoảng cách giữa 2 liều tiêm cách xa hơn. Điều này khiến những người có khoảng thời gian xa hơn giữa 2 liều tiêm vắc xin ít cần tiêm nhắc lại sớm”.

Các nhà nghiên cứu khác chưa tin rằng cần phải tiêm bổ sung cho tất cả mọi người.

Một nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 26.10, với Tiến sĩ Bonnie Henry và Danuta Skowronski thuộc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh British Columbia trong số các tác giả, đã phát hiện ra rằng đáp ứng miễn dịch từ hai mũi tiêm trong khoảng thời gian kéo dài là mạnh mẽ và rằng “nhu cầu cùng thời điểm liều thứ ba đảm bảo sự phản ánh nghiêm túc của những người ra quyết định".

Tiến sĩ Gaston De Serres, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà dịch tễ học của Institut National de Santé Publique du Québec, nói với trang Global News rằng dữ liệu ở Canada cho thấy hai liều vắc xin COVID-19 vẫn đang hoạt động.

Tôi nghĩ rằng những gì tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự suy giảm khả năng bảo vệ trong 6 tháng đầu tiên sau liều thứ hai. Thế nên, lý do biện minh cho việc sử dụng liều thứ ba cho tất cả mọi người trên 12 tuổi phải nằm ngoài những gì chúng tôi quan sát được ở Canada”, Gaston De Serres nói.

Gaston De Serres nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung nguồn lực vào việc cung cấp vắc xin COVID-19 cho các nước đang phát triển.

"Nguy cơ đột biến và sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm mới sẽ phụ thuộc vào số lượng người nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Nếu không có vắc xin, rõ ràng đó là cơ hội tuyệt vời để vi rút lây nhiễm sang người và cuối cùng tạo ra các đột biến có thể khá khó chịu", bà nhận định.

Hôm 29.10, bà Gaston De Serres cho biết các quan chức y tế công cộng đã tập trung vào việc ngăn chặn các ca nhập viện và tử vong ngay từ đầu.

Trong khi Tiến sĩ Bonnie Henry nói British Columbia cần tập trung vào liều vắc xin tăng cường, đồng thời xem xét bức tranh lớn hơn.

Để thay đổi trọng tâm đó rõ ràng có thể là điều phải được đánh giá khá cẩn thận vì câu hỏi này về việc cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với vắc xin COVID-19. Chúng ta cần trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu và đảm bảo mọi người trên thế giới đều được tiêm vắc xin. Chúng ta cần bảo vệ những người cần tiêm vắc xin ngay bây giờ”, Tiến sĩ Bonnie Henry nói.

Bài liên quan
Tiêm thêm mũi vắc xin Moderna cho người nhận 2 liều Pfizer tăng kháng thể trung hòa gấp 30 lần
Việc tiêm liều vắc xin COVID-19 tăng cường khác loại không chỉ dường như an toàn mà còn hiệu quả hơn so với chích cùng loại, theo dữ liệu sơ bộ được đăng trực tuyến hôm 14.10 từ thử nghiệm lâm sàng do Viện Y tế Quốc gia Mỹ thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
AstraZeneca gửi dữ liệu liều vắc xin COVID-19 tăng cường: Chuyên gia khuyên nên tiêm khi nào?