Tôi đã quen với sự ruồng bỏ, ghẻ lạnh, nhưng lần này sự vô cảm đã đẩy tôi tới giới hạn của sức chịu đựng trong tôi.

Kỳ 11: Đơn độc và không đơn độc

hữu phú | 23/11/2019, 06:11

Tôi đã quen với sự ruồng bỏ, ghẻ lạnh, nhưng lần này sự vô cảm đã đẩy tôi tới giới hạn của sức chịu đựng trong tôi.

Kỳ 1: Tưởng bị bắt cóc đi gặp Năm Cam nhưng đối diện A Lý

Kỳ 2: Cay đắng với vụ bắn người ở Vũ trường Métropolis năm 2001

Kỳ 3: Đối đầu với Năm Cam chỉ có thể là A Lý

Kỳ 4: Tái ngộ A Lý trong cảnh 'một mình giữa bầy sói'

Kỳ 5: Tôi khuyên đường chủ bang Trúc Liên ra đầu thú

Kỳ 6: Tôi và A Lý tung mồi nhử nhau trong cuộc đối đầu cân não

Kỳ 7: Vét quỹ đen, xin tiền vợ đấu A Lý

Kỳ 8: Tôi từ chối cọc tiền của A Lý

Kỳ 9: Áp lực nghẹt thở sau lần gặp A Lý

Kỳ 10: Tôi bị nhắm khởi tố sau khi gặp A Lý

Một ngày sau, thông tin tôi sắp bị khởi tố trong vụ án mạng xảy ra tại vũ trường Metropolis đã lan ra khắp trong báo giới và BBT báo Thanh Niên bắt đầu quan tâm đến thông tin nóng này. Đầu tiên, tôi được BBT gọilên, yêu cầu viết bản tường trình vụ việc, qua đó chuẩn bị trước luôn lời khai với Cơ quan điều tra trong thời gian tới.

“Phú ơi, em viết xong bản tường trình rồi đưa cho anh coi nghe, anh biên tập lại rồi em viết lại ký tên”, tôi được dặn dòmột cách nhẹ nhàngsau đó.

Hồn nhiên, tôi viết một bản tường trình chân thực nhất, với những câu như: ''Được sự phân công, nhận lệnh điều động của tòa soạn…” và mô tả lại một cách chi tiết cuộc gặp giữa tôi và A Lý. Xong, tôi nộp bản tường trình rồi đi gặp anh Nguyễn Công Thắng – luật gia, trưởng Ban Bạn đọcđể trao đổi, tìm ra cách đối phó tốt nhất cho vụ việc tôi đang sa lầy vào.

Cuộc trao đổi giữa tôi và anh Công Thắng chưa chấm dứt, tôi đã nhận lại Bản tường trình, trong đó phần tường thuật cuộc gặp giữa tôi và A Lý được giữ nguyên, câu “Được sự phân công, nhận lệnh điều động của tòa soạn…” đã bị gạch bỏ.

Tôi không biết đây là sự vô tình hay cố ý, có rất nhiều lý do, lý lẽ có thể để suy diễn, lý giải cho đoạn văn bị biên tập này. Nhưng, với tôi, chỉ có một cách hiểu, và nó chính là sự tổn thương, dù ai có cho rằng tôi bị hoang tưởng, thần kinh đi chăng nữa.

Thế ra, là tôi tự đi điều tra, tự đâm đầu vào nguy hiểm, tự viết bài, tự gởi và tòa soạn tự đăng… không ai bảo tôi làm điều đó cả? Như vậy, nếu có chuyện gì xảy ra, tôi cũng phải tự chịu trách nhiệm?

Tôi đã quen với sự ruồng bỏ, ghẻ lạnh, nhưng lần này sự vô cảm đã đẩy tôi tới giới hạn của sức chịu đựng trong tôi.

Không chấp nhận mình bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn, vô trách nhiệm như vậy (theo tôi tự suy diễn), tôi lập tức gọi điện thoại cho anh Nguyễn Công Khế - đang đi công tác ở nước ngoài, báo cáo vượt cấp toàn bộ tình hình, vụ việc… Vừa nghe tôi nói xong, anh Khế đã trả lời: “Để tao gọi về”.

Anh Khế đã gọi ngay và sau đóTòa soạn cho biết sẽtrả tiền cho tôi thuê luật sư.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trong nghề phóng viên điều tra của mình, tôi đã đúc kết ra triết lý dành riêng cho công việc của tôi: Nên biết sợ những lời đe dọa, nếu muốn toàn mạng để tiếp tục hành nghề.

Vì thế, sau khi tiếp xúc với A Lý, trước khi gặp Nguyễn Mạnh Trung, tôi đã cố tình chọn anh Nguyễn Chí Thành để báo cáo vụ việc, dù biết rất rõ anh không phụ trách mảng hình sự của Công an TP.HCM (anh Thành bên An ninh – Văn hóa –Tư tưởng). Bằng cách đó, tôi có một lý do hợp pháp để không phải báo cáo vụ việc cho anh Nguyễn Mạnh Trung hay anh Dương Minh Ngọc (hai người này thân nhau), đảm bảo an toàn cho chính mình khi mọi nghi vấn chưa được làm rõ.

Tạo những bằng chứng có lợi nhất trong khả năng, đề phòng từ xa những tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai, chuẩn bị trước, lường trước cho một sự đe dọa để đối phó hữu hiệu… chưa bao giờ là điều không cần thiết trong công tác điều tra báo chí.

Tôi đã lường trước sự đe dọa của Nguyễn Mạnh Trung từ khi nó chưa xảy ra, và chuẩn bị đối phó khi lời đe dọa chưa hiện hữu.

Ngày hôm sau, Báo Thanh Niên “quất” một bài to đùng do anh Hoàng Hải Vân viết, với những lý lẽ đanh thép bảo vệ tôi. “Cuộc chiến” giữa Báo Thanh Niên và một số người khi ấy tạiCơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM chính thức bắt đầu…

(còn tiếp)

Hữu Phú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 11: Đơn độc và không đơn độc