Khi trở về lại Washington hôm 21/12, tôi kín đáo hơn khi tường thuật cho báo chí. Trong hai cuộc phỏng vấn ngày hôm đó, tôi đều phát biểu: “Chúng tôi đã nhận thấy được các hậu quả của việc VC gia tăng đáng kể các hoạt động” song tôi cũng bổ sung thêm: “Chúng tôi đã xem xét lại các kế hoạch của NVN và chúng tôi có đủ lý do để tin rằng các kế hoạch đó sẽ thành công”.  

Kỳ 12 - Kế hoạch can thiệp quân sự trực tiếp vào VN được đệ trình như thế nào?

28/11/2014, 06:54

Khi trở về lại Washington hôm 21/12, tôi kín đáo hơn khi tường thuật cho báo chí. Trong hai cuộc phỏng vấn ngày hôm đó, tôi đều phát biểu: “Chúng tôi đã nhận thấy được các hậu quả của việc VC gia tăng đáng kể các hoạt động” song tôi cũng bổ sung thêm: “Chúng tôi đã xem xét lại các kế hoạch của NVN và chúng tôi có đủ lý do để tin rằng các kế hoạch đó sẽ thành công”.  

Báo cáo của tôi cho Tổng thống thì thành thật và ảm đạm hơn hẳn. Tôi trình với ông rằng “tình hình rất đáng lo âu” và dự báo “nếu không đảo ngược lại tình hình chỉ nội trong 2 hoặc 3 tháng tới, chiều hướng này sẽ dẫn đến, trong trường hợp tốt nhất cũng là một giải pháp trung lập, hoặc chắc chắn hơn nữa sẽ là việc CS kiểm soát trọn vẹn tình thế tại đất nước đó.
Tôi trình với Tổng thống rằng vấn đề nằm cả ở nơi những người kế vị Diệm lẫn nơi phái bộ Mỹ. Các tướng tá NVN đã cho thấy họ vừa chẳng có chút tài cán gì trong việc điều hành chánh trị vừa không làm nổi công việc đánh giá đà tiến của VC trên chiến trường, ấy thế mà còn lại gấu ó với nhau mãi. Phái bộ Mỹ thì lại chẳng ai nghe ai, nghèo nàn thông tin, lại chẳng cùng nhau chung sức cho một kế hoạch chung.
Tôi mạnh mẽ chỉ trích Lodge về những vấn đề này. Ông ta hầu như chẳng quan hệ tiếp xúc gì với tướng Harkins cả và cũng chẳng thèm chia sẻ gì về những bức điện chỉ thị quan trọng từ Washington. Tôi phát biểu rằng Lodge chẳng biết cách điều hành một hoạt động phức tạp như công tác của Mỹ tại NVN. Tôi cũng trình thêm với Tổng thống rằng cả Dean và Mc Coine đều nhất trí với tôi, rằng chúng tôi thảy đều đã cố gắng giúp đỡ Lodge song cái con người cứ suốt đời thui thủi một mình đó đã chẳng nghe ai khuyên cả. Có điều, ở thời điểm đó, Lodge vẫn ngồi lại ở ghế đại sứ tại NVN.
Ít lâu sau, khi tôi trở lại Washington, Tổng thống nhận được một văn kiện ghi nhớ từ Nghị sĩ Mike Mansfield, đảng Dân chủ, lãnh tụ đa số tại Thượng viện, khuyến cáo Mỹ nên thử tiến đến một Đông Nam Á vừa chẳng lệ thuộc quân sự nơi Mỹ vừa tránh được sự thống trị của Trung Quốc qua một giải pháp trung lập nào đó. Tổng thống hỏi xem Dean, Mac và tôi phản ứng như thế nào. Cả ba chúng tôi đều nhất trí rằng đường lối của Mansfield sẽ dẫn đến việc mất NVN vào trong vòng kiểm soát của CS cùng nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Mỹ và phương Tây…
Do lẽ khả năng thất bại của chiến lược huấn luyện (NVN) đã trở nên rõ ràng hơn trong những tháng sau đó, chúng tôi cứ tuột dần hầu như một cách không ý thức đến việc trực tiếp sử dụng lực lượng quân sự Mỹ. Sở dĩ chúng tôi lại như thế là do nỗi sợ hãi ngày càng tăng về những gì có thể xảy ra nếu như chúng tôi không làm như thế - sau này mới nhận rằng đó là một nỗi sợ hãi thái quá. Chúng tôi chưa hề thảo luận với nhau một cách cẩn thận về khả năng sẽ sử dụng lực lượng nào, về cơ may thành công có thể có, hoặc về cái giá phải trả về mặt chánh trị, quân sự, tài chánh và con người nếu như chúng tôi cung ứng (một lực lượng quân sự trực tiếp).
Quả thật, các vấn đề căn bản này đã không hề được xem xét, Bộ chỉ huy liên quân còn xấn tới trước với đề xuất hành động còn mạnh mẽ hơn nhiều. Họ quả quyết rằng, qua văn kiện 273 của Hội đồng An ninh Quốc gia, Tổng thống đã dứt khoát “giành được chiến thắng tại NVN”. Thực ra ông đâu có yêu cầu như thế, lại càng không phải không đếm xỉa đến các tổn thất nhân mạng. Bộ chỉ huy liên quân còn dấn tới hơn nữa khi phát biểu “nhằm mục đích đạt đến thắng lợi, Bộ chỉ huy liên quân có ý kiến rằng Mỹ phải chuẩn bị để gác qua một bên nhiều biện pháp giới hạn mà cho đến nay vẫn hạn chế các nỗ lực của chúng ta, đồng thời phải tiến hành những hành động mạnh dạn hơn tuy có thể dẫn đến những rủi ro lớn hơn”.
Trong văn bản trên, Bộ chỉ huy liên quân còn viết rằng: “Chúng ta và NVN đang phải chiến đấu trong những điều kiện do kẻ thù đặt để và bị bắt buộc phải tự hạn chế trong hành động”. Các hạn chế này gồm việc “giữ cho chiến cuộc chỉ ở trong ranh giới NVN” và “tránh trực tiếp sử dụng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. Bộ chỉ huy liên quân khuyến cáo nên mở rộng chiến tranh bao gồm cả những cuộc không kích ở BVN và chuyển từ công tác huấn luyện quân đội NVN sang tiến hành chiến tranh cả ở NVN lẫn BVN với sự tham gia của lực lượng Mỹ.
Các tướng lãnh chỉ huy liên quân đề nghị tôi thảo luận về văn kiện này với Ngoại trưởng Dean Rusk. Điều này tôi đã làm. Sau đó, cùng với Ngoại trưởng, chúng tôi báo cáo lại cho Tổng thống. Ông yêu cầu các tướng lãnh có những đề xuất rõ rệt hơn. Trong tháng sau đó, họ bắt đầu triển khai các đề xuất này dành ưu tiên cho các kế hoạch oanh kích đường mòn Hồ Chí Minh cùng các mục tiêu quân sự và kỹ nghệ tại miền BVN, thực hiện bởi không quân Mỹ.(còn nữa)
Danh Đức dịch (tiêu đề của Một Thế Giới)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 12 - Kế hoạch can thiệp quân sự trực tiếp vào VN được đệ trình như thế nào?