Một Thế Giới đã trao đổi với bác sĩ  Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, về bữa ăn trường học đường và nạn béo phì tăng cao tại trường mầm non TP.HCM. Trung tâm này đang xây dựng bộ chuẩn bữa ăn cho trường mầm non.

Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá

Một Thế Giới | 06/03/2014, 11:45

Một Thế Giới đã trao đổi với bác sĩ  Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, về bữa ăn trường học đường và nạn béo phì tăng cao tại trường mầm non TP.HCM. Trung tâm này đang xây dựng bộ chuẩn bữa ăn cho trường mầm non.

  • Kỳ 1: Báo động nạn béo phì trẻ mầm non đô thị lớn
  • Kỳ 2: Bữa ăn mầm non, giàu tình yêu thiếu khoa học
  • Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá
Bác sĩ Diệp nói: “Điều này chưa từng thấy, tình trạng béo phì hiện nay ở các trẻ mầm non là do cho các em ăn uống ở các trường quá cao so với nhu cầu của trẻ”.

Vậy, theo bác sĩ cách ăn uống của trẻ ở các trường mầm non TP. HCM hiện nay như thế nào gọi là quá cao?

Hiện nay các trường mầm non quá lạm dụng vào việc kết hợp giữa bữa ăn đặc và ăn lỏng cùng một lúc. Nhiều trường sau khi các bé ăn bữa ăn đặc như: cơm, phở, hủ tiếu... lại kết hợp cho ăn thêm bữa ăn lỏng như uống thêm sữa tươi, sữa chua…

Việc kết hợp bữa ăn đặc với ăn lỏng chỉ nên thực hiện khi khẩu phần ăn đặc của một trẻ ăn không hết thì mới cho uống thêm sữa hay trái cây.

Đây có thể là do xuất phát từ suy nghĩ uống sữa thay uống nước. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, những trẻ có dấu hiệu béo phì, khi khát nước lại thích uống sữa.

Những đứa trẻ có dấu hiệu béo thường uống sữa thay nước, nếu trường cho các cháu uống thêm sữa khi đã ăn hết khẩu phần ăn đặc thì rất dễ xảy ra béo phì sau này.

Bênh cạnh đó, trong khẩu phần ăn của các trẻ mầm non không được cân đối, những thực phẩm thuộc nhóm bột, đường, đạm, chất béo thì quá nhiều, trong khi rau, củ, quả thì rất ít.

Một khẩu phần cho trẻ mầm non như thế nào là hợp lý, để tránh béo phì, thưa bác sĩ?

Trẻ mầm non có nhiều lớp, nhiều lứa tuổi khác nhau. Mỗi lớp tuổi có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau. Trẻ dưới 6 tháng, trẻ dưới 1 tuổi , từ 1 tuổi đến 2 tuổi và từ 2 đến 3 tuổi… đều có sự khác nhau.

Tuy nhiên, độ tuổi mầm non mà chúng ta thường quan tâm dễ dẫn đến béo phì là từ 3-5 tuổi.
Ở lứa tuổi này, trẻ cần ăn 3 bữa ăn chính là thức ăn đặc. Trẻ từ 3 tuổi trở lên bắt đầu cho ăn cơm và các thực phẩm nằm trong nhóm bột, đường như: nuôi, mì, hủ tiếu, phở… và những thực phẩm thuộc nhóm đạm như thịt hoặc cá, trứng, tôm, đậu hũ… Đối với trẻ ở lứa tuổi này cần ăn đạm động vật nhiều hơn đạm thực vật.

Thành phần thực phẩm thứ ba cần phải đáp ứng cho trẻ là chất béo. Trong 3 bữa ăn chính phải luôn có chất béo. Có thể dùng chất béo ở động vật như mỡ heo, mỡ cá hoặc có thể từ dầu ăn. Cố gắng làm sao đảm bảo lượng chất béo cung cấp cho trẻ từ động vật và thực vật là ngang nhau.

Đặc biệt chú ý là cần cho trẻ ăn rau, củ, quả. Lượng rau, củ, quả cũng quan trọng ngang với nhóm chất bột và đạm. Nếu các trường không chú ý đến rau, củ, quả trong bữa ăn của các cháu, mà chỉ tập trung cho ăn nhiều thịt, cá - tức nhóm chất đạm và nhóm chất bột - nhiều thì sẽ không cân đối, nguy cơ dẫn đến thừa cân béo phì là rất cao.

Do đó, trong bữa ăn của trẻ ngoài cơm hoặc một số thức ăn thay thế như hủ tiếu, mì, bún, phở… phải luôn có những loại rau, củ, quả.

Các trường mầm non cần lưu ý ưu tiên các lại rau có lá như mồng tơi, rau muống, rau cải… Đồng thời có thêm một số củ, quả như khoai, cà rốt, su su, su hào… tốt cho lứa tuổi này.

Việc trẻ bị béo phì từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sau này?

Có 2 ảnh hưởng: ngắn hạn là tâm lý, dài hạn là bệnh mãn tính. 
Trẻ em bị béo phì ở tuổi mầm non, nguy cơ trở thành người lớn béo phì là rất cao. Khi trở thành người lớn béo phì thì có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây nhiễm như cơ xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, thậm chí bị ung thư...

Hậu quả thứ hai đối với trẻ bị béo phì sớm là để lại tâm lý không tốt. Những đứa bé này thường bị bạn bè chế giễu, gây nên sự mặc cảm, tự ti ở trẻ, khiến cho kết quả học tập của trẻ không tốt và khi trưởng thành, kết quả lao động cũng có thể không tốt.

Thông thường những đứa trẻ béo phì hệ thống cơ xương khớp phải chịu sức nặng của cơ thể sẽ khiến cho hệ thống này không được tốt về sau.

Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM đang xây dựng bộ quy chuẩn thực đơn cho trẻ mầm non, bác sĩ có thể cho biết lợi ích của bộ chuẩn thực đơn này là gì?

Chúng tôi đang chờ kinh phí để thực hiện bộ quy chuẩn thực đơn này. Sau đó mới khảo sát thêm thực tế của các trường mầm non để đưa ra bộ quy chuẩn hợp lý nhất.

Bộ chẩn thực đơn này dựa trên khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới và Unicef, nhất là kinh nghiệm thực tiễn nuôi dạy trẻ ở Việt Nam và TP.HCM.

Thực đơn khi xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc khoa học và phải có tính thực tiễn. Nghĩa là cách thức chế biến phải phù hợp với thói quen ăn uống của Việt Nam, giúp nhân viên cấp dưỡng chế biến được…
Vấn đề quan trọng nhất của bộ quy chuẩn thực đơn này là tính hiệu quả. Điều này được thể hiện qua chi phí không tốn quá nhiều tiền, nhưng đứa bé phải phát triển tốt.

Cám ơn bác sĩ!

Hồ Quang (thực hiện)
Ảnh minh họa (T.L)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 3: Con cái chúng ta ăn nhiều quá