Nông nghiệp thông minh là rất cần thiết ở ĐBSCL, trung tâm của khu vực trồng hơn 1.600 giống lúa tại nơi hội tụ của của các luồng kênh rạch, tàu thuyền, nơi sinh sống của thị trường 18 triệu  dân.

Kỳ 4: Chuyên gia khuyên nông dân Việt Nam nên dùng điện thoại thông minh để canh tác

Anh Tú | 16/11/2021, 08:08

Nông nghiệp thông minh là rất cần thiết ở ĐBSCL, trung tâm của khu vực trồng hơn 1.600 giống lúa tại nơi hội tụ của của các luồng kênh rạch, tàu thuyền, nơi sinh sống của thị trường 18 triệu  dân.

Trong số trước, chúng tôi đã nói về việc người nông dân Việt Nam cần ứng dụng công nghệ 4.0 để giảm thiểu việc dùng phân bón và thuốc trừ sâu. Muốn vậy cần nghe lời khuyên của chuyên gia nông nghiệp: hãy tận dụng chiếc điện thoại thông minh.

Ở ĐBSCL của Việt Nam, việc đưa gạo từ ruộng bùn bát ngát không phải là một quá trình đơn giản. Có thể những tấm ảnh bưu thiếp bình dị của một đứa trẻ trên lưng trâu lội nước hay những người phụ nữ khom lưng và mỉm cười trong chiếc nón lá đang trồng lúa là một hình tượng đẹp. Thế nhưng, nét đẹp này cũng cần phải thay đổi. Tương lai của những người nông dân này sẽ không phải là gắn chặt với con trâu hay bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mãi mà họ sẽ phải áp dụng công nghệ kỹ thuật số để đáp ứng những thách thức của biến đổi khí hậu.

Nông nghiệp thông minh là rất cần thiết ở ĐBSCL, trung tâm của khu vực trồng hơn 1.600 giống lúa tại nơi hội tụ của của các luồng kênh rạch, tàu thuyền, nơi sinh sống của thị trường 18 triệu  dân.

Mặc dù cây lúa đã đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của người Việt Nam trong vài nghìn năm, nhưng vựa lúa của họ đang đến lúc gặp thách thức vì tất cả các công cụ sẵn có của người nông dân từ máy cày truyền thống gắn với trâu nước, máy gặt lúa sẽ không đủ đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu, môi trường. Thay vào đó, họ cần các ứng dụng nông nghiệp mới nhất trên điện thoại thông minh để giúp họ và cây trồng của họ sinh trưởng tốt.

nong-dan.jpg
Nông dân cần tiếp cận công nghệ 4.0 trong canh tác nông nghiệp

Leslie Lipper, chuyên gia môi trường và chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu tại Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) nhận định: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước trong việc thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao với hạn mức tín dụng trị giá 4,4 tỉ USD cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nhưng ban đầu vẫn còn quá nhiều hộ nông dân nhỏ không muốn sử dụng các ứng dụng có thể tải xuống mới nhất để cải thiện phương thức canh tác của họ.

Truong Nguyen, cựu Chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), khẳng định: “Hầu như tất cả những người nông dân tôi từng gặp đều không sử dụng điện thoại thông minh cho các mục đích liên quan đến nông nghiệp. Thực tế là nông dân đang sử dụng điện thoại thông minh hầu hết để liên lạc và giải trí. Xu hướng đang thay đổi nhưng tôi vẫn nhận thấy rằng nông dân không coi điện thoại thông minh là công cụ sản xuất”.

Tiến sĩ Ngô Đức Minh từ Chương trình CGIAR về Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và An ninh lương thực (CCAFS) cho biết: “Trong khi hầu hết nông dân trồng lúa Việt Nam vẫn sử dụng kinh nghiệm canh tác truyền thống của họ, thì bắt đầu có những người người đang bắt đầu áp dụng công nghệ kỹ thuật số và các đổi mới dựa trên dữ liệu.

Các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn tích cực áp dụng các giải pháp sáng tạo cho nông dân hàng đầu hướng tới số hóa ở Việt Nam. Ví dụ: Presence Nutrition, một ứng dụng di động miễn phí do công ty thức ăn chăn nuôi Neovia của Pháp phát triển, cung cấp thông tin thị trường cập nhật cho nông dân và được công nhận là nguồn kiến ​​thức chuyên môn về dinh dưỡng vật nuôi.

Ra mắt cách đây 3 năm, đã được nông dân Việt Nam tải hàng ngàn lượt. Với giao diện dễ sử dụng, ứng dụng là công cụ hữu ích để người chăn nuôi kiểm tra giá cả hàng ngày trên thị trường chăn nuôi, được cảnh báo về dịch bệnh tại địa phương, nhận dự báo thời tiết địa phương và tìm kiếm thông tin dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi.

Các công nghệ khác bao gồm một công nghệ hướng đến nuôi tôm cũng đã được giới thiệu ở Việt Nam. Biosipec cung cấp một cách mới để nuôi tôm. Thomas Raynaud, giám đốc kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của Neovia Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được coi là một động thái cần thiết của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang đầu tư mạnh vào canh tác kỹ thuật số nhằm tạo ra chuỗi cung ứng nông nghiệp số hóa, giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất. Sat4Rice, một hệ thống dữ liệu dự báo dựa trên công nghệ, được phát triển bởi công ty Nelen & Schuurmans có trụ sở tại Hà Lan, đang làm việc với đối tác Việt Nam, Tập đoàn Lộc Trời để giúp nông dân trồng lúa ở ĐBSCL ứng phó với các vấn đề canh tác lúa.

Alexander Hoff, Giám đốc Kinh doanh về Nước & Nông nghiệp cho biết: “Các vấn đề hạn hán đã trở nên vô cùng khắc nghiệt ở đồng bằng sông Cửu Long và điều này làm cho những khuyến cáo nông nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trái ngược với nhận thức chung, việc sử dụng điện thoại thông minh là chủ đạo trong khu vực và nông dân ngày càng mong muốn sử dụng điện thoại thông minh để hỗ trợ nông nghiệp”.

Ngoài ra, GMA, một nhà phát triển ứng dụng xanh, tập trung xây dựng các giải pháp phần mềm để giải quyết vấn đề thông tin và liên lạc giữa nông dân và chính quyền địa phương và đã được sử dụng rộng rãi tại tỉnh An Giang với hơn 20.000 người dùng hàng tháng.

Các nhân khẩu học cho thấy có thể cần nhiều hơn các công cụ kỹ thuật số nông nghiệp thông minh hiện có để giữ những người trẻ tuổi ở lại ruộng đồng. Giới trẻ không muốn gắn bó đồng ruộng theo cách hy sinh, rủi ro và khó khăn mà thế hệ đi trước đã phải nếm trải trong khó khăn. Nhưng có thể làm nông một cách thông minh, đỡ tốn sức hơn thì giới trẻ sẽ nghĩ khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nông nghiệp đều biết quá rõ rằng việc thúc đẩy áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp cho nông dân trẻ là một điều cần thiết cho tương lai của quốc gia.

Việc Việt Nam thúc đẩy đổi mới canh tác công nghệ cao có những thách thức, nhưng có sự công nhận rằng các giải pháp về an ninh lương thực, chất lượng cây trồng và tính bền vững chỉ có thể được tìm thấy trong nền nông nghiệp 4.0. Các chương trình như “Youth Spark Digital Inclusive,” do Microsoft Việt Nam và Vietnet Information Technology tiên phong thực hiện, đang thu hẹp khoảng cách về công nghệ, bằng cách tạo cơ hội cho thanh niên nông thôn theo đuổi các phương pháp canh tác thông minh trong hệ thống nông sản thực phẩm kỹ thuật số.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 4: Chuyên gia khuyên nông dân Việt Nam nên dùng điện thoại thông minh để canh tác