Trước ngày đám cưới con gái mình 3 hôm, ông Thiệu triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia trưng cầu ý kiến về bức thư “bốc lửa” (14.1) của Nixon. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm: “ủng hộ bất kỳ quyết định gì của tổng thống”. Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên: “luôn luôn đặt quân đội dưới mệnh lệnh của tổng thống”. Một cố vấn bảo “nếu Mỹ muốn, hãy nên ký Hiệp định...”.

Kỳ 45: Hội đồng an ninh quốc gia “mất an ninh”

Một Thế Giới | 13/01/2015, 09:22

Trước ngày đám cưới con gái mình 3 hôm, ông Thiệu triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia trưng cầu ý kiến về bức thư “bốc lửa” (14.1) của Nixon. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm: “ủng hộ bất kỳ quyết định gì của tổng thống”. Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên: “luôn luôn đặt quân đội dưới mệnh lệnh của tổng thống”. Một cố vấn bảo “nếu Mỹ muốn, hãy nên ký Hiệp định...”.

Kỳ 44: Căng thẳng trước ngày ký hiệp định Paris
Kỳ 43: Mỹ gắn điện đài bí mật cho tướng Kỳ liên lạc Nhà Trắng như thế nào?

Ông Thiệu nghe nhiều ý kiến chung chung, không thấy ai trong hội đồng nêu giải pháp hành động. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhận xét qua “sự cố” đó. Thiệu phải “tự hỏi tại sao ông ta lại chọn những đồng sự (thiếu nhạy bén, thiếu phán đoán, thiếu đảm lược) như vậy để giao nắm giữ vị trí then chốt trong chính phủ”. Tại cuộc họp, Hoàng Đức Nhã nói: “Còn nước còn tát...” cứ tiếp tục trì hoãn với Nixon thử coi. Và Thiệu viết thư yêu cầu giải thích rõ những điểm mập mờ, xác định các cam kết của Mỹ đối với sự tồn tại của chế độ Sài Gòn.
Như hạn định Nixon nêu, Thiệu trả lời trước đêm 17.1, nhưng không trực tiếp trao đổi với đại tướng Haig mà đưa Haig bức thư niêm phong chuyển tổng thống Mỹ. Tiên đoán “bức thư gay cấn” ấy không hay ho lắm như mình muốn, Haig mở ngay nó ra khi về sứ quán...
Từ Washington, Tổng thống Nixon nhận thư Thiệu do Haig chuyển và trả lời ngay là Hoa Kỳ công nhận chính quyền Thiệu là “chính quyền hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam” (hứa hẹn - MN) và mặt khác “nếu các ông từ chối ký Hiệp định Paris thì Chính phủ Việt Nam (Sài Gòn) phải chịu mọi trách nhiệm về các hậu quả sau này” (đe dọa - MN). Vừa hứa hẹn, vừa đe dọa, Nixon không để Thiệu chần chừ thêm nữa, vì theo thỏa thuận giữa Lê Đức Thọ và Kissinger trong cuộc họp riêng cuối cùng hôm 13.1, thì sau khi thông báo cho chủ nhà Pháp (biết về kết quả hội nghị) vào 19.1; tiếp đó sẽ:

- 23.1.1973: ký tắt Hiệp định.

- 24.1: công bố tin Hiệp định đã được ký tắt. Công bố toàn văn Hiệp định và các nghị định thư.

- 27.1: Lễ ký kết chính thức tại Trung tâm Kléber.

- 29.1: Ban Liên hợp quân sự bốn bên họp tại Sài Gòn. Ủy ban Quốc tế bắt đầu hoạt động.
Để bảo đảm đúng thời biểu thỏa thuận trên, ngày 20.1 Nixon đòi Thiệu trả lời trước 12 giờ Washington ngày 21.1 và cảnh cáo nếu Thiệu “lắc đầu” Nixon sẽ ủy quyền để Kissinger ký Hiệp định không cần có sự đồng ý của Thiệu.

Đây mới thật là tốì hậu thư, Thiệu lập tức triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia lần nữa. Lần này, như tiến sĩ Hưng thuật lại: "Không ai đưa ra đề nghị có nên hòa hoãn với Nixon hay không. Thay vì nhận được những đề nghị, những dự đoán về tình hình, Thiệu chí nhận được “những cái vuốt ve" như Hoàng Đức Nhã nhận xét... Họ ca ngợi Thiệu”. Những ca ngợi thời điểm đó chẳng ích gì mấy cho Thiệu. Ngày hôm sau 21.1 theo giới hạn của Nixon nêu ra. Thiệu "nói lời cuối cùng” mà Nixon và đại sứ Bunker mong đợi: Đồng ý!

Hai ngày sau, theo đúng thời biểu, 9 giờ 35 sáng 23.1.1973, Lê Đức Thọ và Xuân Thủy gặp lại Kissinger tại Hội trường Kléber trong bầu khí rỡ ràng. Cố vấn tổng thống Thiệu: TS Nguyễn Tiến Hưng (và Jerrold L.Schecter) thuật quang cảnh lễ ký tắt:
“Trong cơn mưa lất phất và cái lạnh cắt da lúc 12 giờ 45 trưa thứ ba 23.1 sau một hồi trao đổi một số vấn đề, so sánh các điều khoản, Kissinger và Lê Đức Thọ tiến hành ký Hiệp định Paris, thực hiện các nghi lễ ngoại giao ở trung tâm hội nghị quốc tế tại khách sạn Hoàng Gia trên đại lộ Kléber. Kissinger ký liền nhau hai chữ H. và K., còn phía Bắc Việt Nam ký chữ Thọ như chữ tiếng Anh (không dấu). Kissinger dùng một loạt viết, ngòi màu đen và trao mỗi thành viên trong ban tham mưu một cây. Lê Đức Thọ trao viết mình cho Kissinger “đế nhắc phía Mỹ phải thực hiện đúng Hiệp định". Cả Lê Đức Thọ và Kissinger đọc hai bài diễn văn trên tinh thần hòa giải. Giờ dây cuộc chiến tranh xem như đã chm dứt”. (Sđd., nhiều người dịch)

Cùng ngày, Tổng thống Nixon thông báo trên truyền hình rằng “Tổng trưởng Ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) là ông Trần Văn Lắm đích thân tham gia vào giai đoạn cuối của các cuộc đàm phán”. Đối với Lắm, người không bao giờ lưu tâm đến bất cứ điều gì ngoài những chi tiết kỹ thuật, lời tuyên bố" trên (của Nixon) thật lố bịch (huỵch toẹt trước dư luận quốc tế là ông Lắm chỉ “đích thân” tham gia vào “giai đoạn cuối", còn đầu dây múi nhợ mọi diễn tiến hòa đàm với “phía bên kia” đều do Mỹ).

Nixon lưu ý rằng “ngài Kissinger sẽ bàn bạc chi tiết vấn đề và làm việc với ngoại trưởng Lắm khi họ gặp nhau ở Paris” (Sđd).

Một tài liệu khác viết: Ông Thiệu cử Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm sang Paris để nắm tình hình đợt đàm phán chót, một hình thức giữ th diện".

Và 4 ngày sau ký tắt, lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris diễn ra tại Hội trường Kléber, cùng ký các văn bản có ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, thay mặt chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; ông William P.Rogers, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt chính phủ Hoa Kỳ; ông Trần Văn Lắm, Tổng trưởng Ngoại giao, thay mặt Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Như vậy ý đồ lớn của Washington và Sài Gòn là không ghi tên Chính phủ Cách mạng Lâm thời trên bất cứ văn bản nào, không muốn thừa nhận miền Nam có hai chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, muốn “đẩy quân miền Bắc trở về miền Bắc”... đều không thực hiện được qua Hiệp định Paris. Do vậy, Thiệu cứ dùng dằng như trên.

Trước lễ ký chính thức 5 ngày, Thiệu yêu cầu Trần Văn Đôn qua lại Paris theo dõi việc ký kết và ông Đôn ghi lại những dòng thiểu não:
“Hiệp ước ký xong, tôi trở về Việt Nam. Không còn mun tìm hiểu thêm gì nữa. Trên chuyến máy bay có phái đoàn Mặt trận Giải phóng miền Nam giờ đây họ về thẳng Sài Gòn để thực thi hiệp định. Tôi đi chỉ một mình nên họ chẳng biết tôi là ai. Trên máy bay còn có đại sứ Ba Lan thuộc y hội quốc tế kiểm soát đình chiến. Phái đoàn y hội có 8 người, trưởng phái đoàn là một đại tá từ 55 đến 60 tuổi, nói tiếng Pháp rành, mặc y phục giản dị, còn 7 người kia đều mặc quần áo mới toanh. Có một trung tá Mỹ theo đ hướng dẫn. Tại Bangkok, chính quyền Thái Lan cho một phái đoàn ra phi trường đón. Còn Việt Nam Cộng hòa cho một máy bay Dakota của không quân loại VIP chờ sn để đưa phái đoàn này từ Bangkok về Sài Gòn”.

Trần Văn Đôn thở dài: Ngày 27.1 là “ngày buồn” của chính quyền Sài Gòn. Còn anh em Marvin Kalb và Bernard Kalb bảo một cách hóm hỉnh là với việc Hiệp định Paris:
“Nixon được tù binh trở về. Lê Đức Thọ được Mỹ rút ra. Thiệu được giữ lại chính quyền và Chính phủ Việt Cộng (Chính phủ Cách mạng Lâm thời) được một mức độ hợp pháp chính trị ở Nam Việt Nam. Mỗi người được một cái gì đó nhưng không có ai được tất cả mọi cái”.

Với tham vọng “được tất cả”, Thiệu và Hội đồng An ninh quốc gia quyết định mở cuộc đại tấn công “tràn ngập lãnh thổ”, nổ súng vào giờ Hiệp định Paris bắt đầu có hiệu lực. “Mất an ninh” quá! (Còn nữa)

 Mai Nguyễn


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 45: Hội đồng an ninh quốc gia “mất an ninh”