Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa IX kéo dài từ ngày 3 đến ngày 5.8 sẽ thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng như đầu tư công, chính sách miễn giảm học phí, bổ sung tên đường, thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020…

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa IX: Sẽ giải quyết nhiều vấn đề 'nóng'

Phan Diệu | 03/08/2016, 17:28

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa IX kéo dài từ ngày 3 đến ngày 5.8 sẽ thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng như đầu tư công, chính sách miễn giảm học phí, bổ sung tên đường, thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020…

Sáng 3.8, HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc kỳ họp thứ 2.

Theo đó, phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói rằng những tháng đầu năm 2016, TP.HCM có nhiều thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòngan ninh.

Tuy nhiên, theo bà Tâm, thành phố vẫn đứng trước không ít khó khăn và thử thách. So với mục tiêu mà nghị quyết HĐND TP đề ra, kinh tế TP.HCM tăng trưởng còn chậm, một số lĩnh vực như vận tải, bưu chính viễn thông, đầu tư nước ngoài… giảm hoặc tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước.

Các lĩnh vực như cải cách hành chính, đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu; vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, ngập nước, ùn tắc giao thông, tội phạm chưa có chuyển biến như mong muốn...

Những bất cập trong quản lý đô thị, quản lý đất đai, quản lý ngành ở một số lĩnh vực còn lỏng lẻo, gây bất bình trong nhân dân nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nhiều bức xúc của người dân chưa được chính quyền giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật và yêu cầu của người dân.

Trước tình hình này, nhiều nội dung quan trọng sẽ được HĐND thảo luận và quyết định. Dự kiến, trong kỳ họp này, sẽ có 8 tờ trình được xem xét và thảo luận.

Trong đó, một số tờ trình đáng chú ý như việc cho ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công. UBND TP trình HĐND TP về điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án như xây dựng cầu Tăng Long từ 91 tỉ đồng lên 450 tỉ đồng và dự án cải tạo, nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Thị Định (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến Phà Cát Lái) từ 645,450 tỉ đồng lên 1.145 tỉ đồng.

Đồng thời, trình HĐND TP đầu tư 5 dự án nhóm B sử dụng vốn cân đối ngân sách TP với tổng mức đầu tư là hơn 718 tỉ đồng, bao gồm đầu tư cho quốc phòng an ninh, chương trình giảm ùn tắc giao thông, đầu tư nông nghiệp.

Hay là tờ trình về chủ trương đầu tư dự án Bờ tả Sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu Đô thị Thủ Thiêm. Mục tiêu đầu tư dự án này nhằm chống nước tràn do lũ từ thượng nguồn, do triều cường và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ 1.600 ha đất đô thị với dân số khoảng 25.000 người thuộc phía bờ tả sông Sài Gòn, thuộc phạm vi các phường Trường Thọ (quận Thủ Đức), phường An Phú, Thảo Điền, Bình An (quận 2).

Dự án kết hợp với chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật cất, tinh thần của nhân dân.

Kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, ngân sách quốc phòng an ninh giai đoạn 2016-2020 cũng là một tờ trình quan trọng. Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm tăng từ 8%-8,5% (tính theo GDP thì tăng hơn 1,5 lần mức tăng trưởng GDP bình quân cả nước); chuyển dịch cơ cấu theo định hướng dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông – lâm nghiệp- thủy sản, trong đó tỷ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm từ 56%-58%.

Trong 5 năm, mục tiêu của thành phố là tạo việc làm mới cho 625.000 người lao động, phấn đấu cuối năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%. Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016-2020 bình quân 1%/năm; đến cuối năm 2020, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân…

Ngoài ra, kỳ họp này còn thảo luận về việc bổ sung 14 tên đường mang tên nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử vào quỹ tên đường của thành phố.

Cụ thể, đặt tênđường Vành Đai 2 - phía Đông, đoạn từ cầu Phú Mỹ (quận 2) đến Xa lộ Hà Nội (quận 9) mang tên đồng chí Võ Chí Công. Đường dẫn cao tốc TP.HCM – Trung Lương từ nút giao thông Tân Tạo đến nút giao Chợ Đệm (huyện Bình Chánh) mang tên đồng chí Võ Trần Chí. Đường trục Bắc Nam trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Thủ Thiêm 4 mang tên đồng chí Nguyễn Cơ Thạch…

Được biết, trong 14 tên đường mới đề xuất, có tên những trí thứcnhư GS-TS Trần Văn Khê, doanh nhân nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh, nhà văn Thẩm Thệ Hà… và một sự kiện lịch sử là ngày 30 tháng 4.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa IX: Sẽ giải quyết nhiều vấn đề 'nóng'