Khoảng hơn 2 năm trước, mình có một mối bất hoà với Mẹ. Mình giận lắm, không thể bỏ qua, và vì giận nên mình đã dọn nhà đi xa khỏi Mẹ vì không muốn ở gần nữa.

Kỷ niệm với thầy Minh Niệm - tác giả “Hiểu về trái tim”

Vi Thảo Nguyên - Trí Việt | 10/12/2020, 11:16

Khoảng hơn 2 năm trước, mình có một mối bất hoà với Mẹ. Mình giận lắm, không thể bỏ qua, và vì giận nên mình đã dọn nhà đi xa khỏi Mẹ vì không muốn ở gần nữa.

Mình coi đó là biến cố cuộc đời, vì không chỉ có đơn thuần là giận, mà vì giận nên nhiều việc khác đã xảy ra và cả đời này có lẽ mình sẽ không thể nào quên, cũng không thể tha thứ cho bản thân.

Trong thời gian đó, không nhớ vì sao mà Sếp mình, là anh Nguyễn Văn Phước, biết mình giận Mẹ. Sếp đã kêu mình vô nói chuyện, đại khái là khuyên bảo nên làm lành với Mẹ, nhưng vì lúc đó chuyện mới xảy ra, cùng với cái tính cứng đầu nên chắc chắn là mình không nghe.

Trong suốt thời gian đó, cứ mỗi lần thấy mình trên công ty là ảnh lại hỏi "Em về thăm mẹ chưa". Mình trả lời "Dạ chưa. Dạ không về" rồi thôi. Có những buổi tối ảnh gọi điện, nói chuyện công ty, chuyện ý tưởng, và không quên "Em gọi cho mẹ em đi, anh tắt máy để em gọi cho mẹ em nha, gọi đi, không nên kéo dài". Mình lại cười nói "Dạ không".

Tết năm đó là cái Tết thảm nhất mà mình từng trải qua, vì mình giận nên không về nhà. Nhưng không ai biết cũng chừng đó thời gian mình rơi vào trầm cảm. Sếp gọi mình chúc Tết rồi nói tỉnh bơ "Ahh em đang ở nhà ba mẹ em chúc Tết hả? Vui thế!" dù ảnh biết là không phải vậy. Mình lại nói "Dạ không".

Cứ thế, suốt một năm rưỡi, hầu như khi có dịp là ảnh sẽ nhắc "Em gọi cho mẹ đi", "Em về nhà đi".

Có một hôm, Sếp mời thầy Minh Niệm - tác giả “Hiểu về trái tim” đến văn phòng công ty để đàm đạo. Sếp biết tính mình thường không thích tiếp khách, cũng không muốn gặp ai là khách của ảnh, nhưng ảnh đã bằng mọi cách sắp xếp để mình gặp được thầy Minh Niệm. Khi cuộc trò chuyện giữa Sếp và thầy Minh Niệm trải qua được khoảng vài chục phút, ảnh đã chủ động đề cập câu chuyện riêng của mình và mẹ.

tay-me-va-con-1.jpg

Lúc đó, thật sự mình có hơi bất ngờ, vì mình không muốn ai đề cập đến chuyện riêng của mình như vậy. Nhưng đồng thời, khi nhìn thấy ánh mắt ảnh nhìn thầy Minh Niệm, có cái gì đó chân thành và một chút khẩn khoản, mình lại thấy biết ơn ảnh. Mình còn nhớ ảnh nói "Thầy ơi thầy, có việc này con nhờ thầy giúp cho Thảo Nguyên, Thảo Nguyên như đứa em gái của con và hiện tại Thảo Nguyên đang giận mẹ..."

Thầy Minh Niệm cũng hay. Thầy không hỏi, nhưng một cách tự nhiên, mình cũng chia sẻ một phần câu chuyện của mình. Mình vừa chia sẻ vừa khóc, Luận đồng nghiệp của mình lấy khăn giấy cho mình lau, nó còn vỗ vỗ vai mình, khiến cho mình cảm thấy mình thật may mắn khi được ở nơi đó, gặp và ở giữa những con người đó.

Khoảng nửa năm sau, vào dịp Tết kế tiếp, mình chủ động nhắn cho mẹ. Mình nhắn, chứ không gọi, vì mình cũng chưa sẵn sàng. Nhưng đối với mình, đó là tin nhắn khó khăn nhất mà mình từng gửi đi. Ở nhà, Ba mình nói Mẹ con vừa nhận tin nhắn của con, Mẹ đang khóc nhiều, khóc tức tưởi. Thôi, Tết này con về đi.

Khi hàn gắn lại với Mẹ, đối với mình mà nói, giống như mình vừa chết đi sống lại. Mình biết, không phải do Sếp mình, cũng không phải do thầy Minh Niệm, mà chủ yếu vẫn là do mình muốn hay không, vì mình biết có những chuyện khi mình đã quyết, chắc chắn không ai có thể khiến mình thay đổi. Nhưng thực chất, để làm được chuyện tưởng chừng đơn giản đó - mình đã được Sếp mình tác động mỗi ngày, bằng cách này hay cách khác, đồng thời có thể cũng nhờ cái duyên được gặp thầy Minh Niệm, từ đó mà những nút thắt trong lòng mình cũng được khơi thông phần nào.

fn2.jpg
fn1.jpg
fn3.jpg
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỷ niệm với thầy Minh Niệm - tác giả “Hiểu về trái tim”