Từ ngày 20 - 22.3, hơn 80.000 học sinh lớp 12 ở Hà Nội đã bước vào cuộc khảo sát thi thử 3 môn bắt buộc kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Kỳ thi thử có nhiều sai sót, lãnh đạo Sở GD-ĐT nói gì?

Hải Yến | 22/03/2017, 14:36

Từ ngày 20 - 22.3, hơn 80.000 học sinh lớp 12 ở Hà Nội đã bước vào cuộc khảo sát thi thử 3 môn bắt buộc kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Kết quả của đợt khảo sát này không chỉ làm căn cứ để điều chỉnh, định hướng việc dạy và học đối vớihọc sinh lớp 12, mà còn là trải nghiệm, tập dượt cho những người làm công tác tổ chức coi thi, chấm thi làm quen với cách thi THPT quốc gia 2017 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Tuy nhiên, trong 2 ngày thi20 và21.3, các lỗi ở đề thi thử liên tiếp được phát hiện, thậm chí có đề thi còn được đánh giá là quá khó so với những học sinh có học lực trung bình.

Chia sẻ với phóng viên, ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nộicho biết, trong bài kiểm tra môn Toán khảo sát thi THPT quốc gia 2017 có một câu ở mã đề 015 bị sai. "Nguyên nhân là khi đánh máy bị lỗi giữa số "-1" và "1" nên câu hỏi trắc nghiệm số 37 về hàm số của mã đề này không có đáp án đúng. Lỗi này thuộc về lãnh đạo ban ra đề thi đã không chú ý nên để sai sót về mặt kỹ thuật.Sau khi kết thúc kỳ khảo sát và bắt đầu chấm điểm, Sở sẽ có hướng dẫn giải quyết. Hiện nay, phương án giải quyết của phòng Giáo dục phổ thông làsẽcho điểm làm đúng tất cả học sinh ở câu hỏi bị sai này",ông Hoan khẳng định.

Tiếp đó, trong buổi khảo sát môn Hóa học, trong bài tổ hợp thi ở đề 3, câu 62 không có phương án C, ông Hoan cho biết đây là do lỗi kỹthuật khi đảo đề nên ở câu 62, phương án C bị đè lên khiến không có nội dung. Tuy nhiên, trong 24 thí sinh thuộc 24 mã đề, chỉ có một thí sinh gặp phải sai sót này. Ngay trong sáng 21.3, khi chưa bắt đầu môn thi, Sở GD-ĐT đã phát hiện ra sai sót và đã báo cho toàn bộ các hội đồng thi nhắc nhở thí sinh không chọn đáp án C ở câu hỏi này.

Được biết, quy trình làm đề thi do phòng Giáo dục phổ thông thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì. Bên cạnh đó, phòng có mời thêm một số giáo viên giỏi ở một số trường phổ thông tham gia.

Giải thích cụ thể hơn về những sai sót này, ông Hoan cho biếtmỗi bộ môn có từ 3-4 giáo viên ra đề thi. Đầu tiên, tất cả các trường sẽ gửi đề thô về Sở. Sau đó, Sở thành lập Hội đồng thẩm định để chỉnh sửa toàn bộ câu hỏi của đề. Tiếp theo, sẽ xây dựng ma trận đề thi đồng thời chuẩn hóa từng đơn vị kiến thức trong đề và xác định cụ thể số câu hỏi từng mức độ nhận biết, đọc hiểu và vận dụng ở mức độ cao… Cuối cùng, chọn lựa một số câu hỏi và làm đề dựa trên nguồn đó.

Cũng theo ông Hoan, các cán bộ trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội đã duyệt rất kỹcác lỗi về nội dung. Việcxảy ra sai sót như trong đề Toán và Hóa là do lỗi kỹthuật. Trao đổi về phương án khắc phục lỗi sai do đề, ông Hoan cho biếthiện phòng đã báo cáo lên lãnh đạo Sở để xin ý kiến giải quyết.

Dự kiếnngày 22.3, sau khi học sinh hoàn thành tất cả các bài thi thì phòng Giáo dụcphổ thông sẽ chuyển đáp án xuống các cụm thi và có hướng dẫn chấm chi tiết. Đây cũng là kênh thông tin giúp các trường, các thầy cô giáo giảng dạy thấy được chất lượng đào tạo của mình cũng như là thử nghiệm theo phương thức thi mới.

"Thay mặt ban ra đề thi, chúng tôi xin nhận trách nhiệm và sẽ giải trình cụ thể đối với ban giám đốc", ông Hoan nói. Dự kiến, tất cả thí sinh sẽ được coi như làm đúng câu cólỗi và được cộng 0,2 điểm. Bên cạnh đó, ban ra đề cũng rút kinh nghiệm, cẩn thận hơn trong quy trình làm đề, đọc, rà soát đề, tránh sai sót về mặt kỹ thuậtkhi đảo đề.

Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng địnhkhông bắt buộc các trường THPT phải lấy điểm kiểm tra khảo sát vàtuyệt đối không được lấy vào điểm kiểm tra định kỳ theo quy định. Những sai sót trên là dịp để đơn vị rút ra kinh nghiệm cẩn thận hơn trong kỳ thi chính thức sắp tới.

Trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia 2017 sắp được tổ chứcvào tháng 6 này, bàNguyễn Thị Nhiếp,Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy) cho biết:"Hiện naynhà trường đã chủ động tập dượt cho học sinhlàm quen với cách thức thi mới thông qua hai lần kiểm tra tập trung. Tuy nhiên, do diễn ra trước khi có quy chế thi nên cáchlàm chưa bài bản.Vì vậy, đợt này tổ chức cho học sinh lớp 12 toàn thành phố làm bài khảo sátlà cần thiết. Đây là cơ hội để học sinh, giáo viên và lãnh đạo nhà trường rút kinh nghiệm, sẵn sàng cho kỳ thi chính thức".

Tương tự, Hiệu trưởng trường THPT ViệtĐức Nguyễn Quốc Bìnhcho hay:"Từ đầu học kỳ II tới nay, ngoài việc giảng dạy theo tiến độ chương trình năm học, nhà trường còn chuẩn bị tâm lý dự thi, kỹ năng làm bài trắc nghiệm nhanh, chính xác cho học sinh. Với bài thi tổ hợp, nhà trường luôn nhắc nhở các em kiểm tra mã đề trước khi làm bài, sao cho mã đề của mỗi môn thi thành phần phải trùng nhau".

Đồng quan điểm, bàNguyễn Thị Hồng Hải,Hiệu trưởng THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng)cho biết, điều lo lắng nhất là tâm lý của những học sinh có học lực yếu khi làm bài thi tổ hợp vì đa số các emthường không giữ được bình tĩnh nếu không làm được bài. Do đó, khi làm bài thi tổ hợp, nếu bài đầu tiên không làm được thì các em có thể mất tinh thần, không làm được bài tiếp theo.

Tại kỳ thi THPT quốc gia 2017, Hà Nội sẽ có trên 65.000 học sinh lớp 12 dự thi. Dự kiến số thí sinh sẽ tăng lên so với năm 2016 vì ngoài thí sinh tự do của Hà Nội còn có thí sinh tự do của các tỉnh. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bất cứ thí sinh tỉnh nào cũng có quyền đăng ký dự thi ở Hà Nội.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ thi thử có nhiều sai sót, lãnh đạo Sở GD-ĐT nói gì?