Có những vướng mắc bản thân ngành Ngân hàng không thể tự giải quyết được mà cần sự chung tay của nhiều Bộ, ngành.

Lãi suất cho vay chưa chịu giảm?

Tuyết Nhung | 16/07/2023, 13:04

Có những vướng mắc bản thân ngành Ngân hàng không thể tự giải quyết được mà cần sự chung tay của nhiều Bộ, ngành.

4 vướng mắc ngành Ngân hàng không thể "tự lực" tháo gỡ

Sau một năm đầy khó khăn vất vả, ngành Ngân hàng bước vào năm 2023 với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân suy giảm, nợ xấu tăng cao trong khi yêu cầu thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vẫn được đặt ra. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng được giao nhiệm vụ là điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

giam-lai-suat.jpg

Song song đó, điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo có thể giảm lãi suất trong khi phải ổn định tỷ giá, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Đặc biệt, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ để cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, tỷ giá và lãi suất, chính sách tiền tệ và tài khóa, giữa tình hình bên trong và bên ngoài... Đây là những yêu cầu vô cùng khó, nhất là khi dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp, thị trường tiền tệ, ngoại hối thường chịu tác động của tâm lý kỳ vọng.

Trong điều kiện hiện nay, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, đặc biệt phải khơi thông được giải ngân đầu tư công, qua đó sẽ góp phần tăng nguồn lực cho nền kinh tế, nâng sức cầu trong nước.

Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc ngân hàng VPBank cho rằng có 3 vướng mắc mà bản thân ngành Ngân hàng không thể tự giải quyết được và rất cần sự chung tay của nhiều Bộ, ngành.

Thứ nhất khi kinh tế khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp giảm sút dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Trong khi toàn nền kinh tế có đến 70 - 80% không đáp ứng được yêu cầu, mấy trăm nghìn công nhân thất nghiệp... Bài toán này cần đặt vấn đề ngược lại với các cơ quan nhà nước về chính sách. "Hãy để các ngân hàng được cân đối những rủi ro trong phạm vi cho phép, khi khách hàng đang gặp khó khăn, khổng thể đáp ứng đầy đủ 100% điều kiện thì ngân hàng có thể chấp nhận nếu nhìn thấy tiềm năng trong tương lai", ông Vinh nhấn mạnh.

Thứ hai, để giảm lãi suất cho vay, Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội đã ban hành rất nhiều các văn bản kêu gọi, vận động, áp dụng các biện pháp hành chính nhưng "gốc rễ" của lãi suất không nằm ở thủ tục hành chính mà nằm ở thị trường. Đó là vấn đề thanh khoản, nếu không giữ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cùng các chính sách khác ổn định... thì sẽ rất khó.

Thứ ba là đối với hỗ trợ tài chính tiêu dùng, nhu cầu của người dân là có nên cần chính sách để triển khai hết các hình thái cho vay tiêu dùng để giải quyết việc suy giảm tiêu dùng của người dân trong thời gian qua.

Thứ tư là cần có chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, nhà đầu tư ở khắp mọi nơi nhưng khi thực hiện lại gặp khó khăn, bảo vệ tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ về đầu tư, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng. "Theo tôi, người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất, cơ quan quản lý có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. Ngân hàng có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ", ông Vinh nói.

Vướng mắc về pháp lý - vấn đề cốt lõi của tiếp cận tín dụng

Mặc dù đã có chỉ đạo sát sao của Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý tiếp cận tín dụng nhưng ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết tiến độ giải quyết còn chậm, đặc biệt về việc định giá đất, phê duyệt quy hoạch còn gặp các vướng mắc về thẩm quyền, trình tự, phương pháp tính tại các địa phương.

Đối với khách hàng doanh nghiệp là chủ đầu tư gặp khó khăn, không hoàn thiện được dự án theo tiến độ dự kiến do vướng mắc pháp lý, khó khăn về nguồn vốn triển khai, áp lực nợ và trái phiếu đến hạn lớn, sụt giảm doanh thu, người mua nhà gây áp lực trả lại sản phẩm.

Đối với khách hàng cá nhân mua nhà, ngoài việc suy giảm nguồn thu để trả nợ, các vướng mắc pháp lý của dự án cũng gây mất niềm tin cho người mua nhà, trì hoãn việc trả nợ, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Theo ông Ánh, mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, thị trường bất động sản dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro lớn, các dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý chủ đầu tư chưa hoàn thiện xây dựng, bàn giao sản phẩm theo đúng kế hoạch. Niềm tin của người mua nhà suy giảm ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vay vốn, ảnh hưởng đến việc tuân thủ cam kết thanh toán theo hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và cam kết trả nợ vay với ngân hàng.

Theo đó, ông đề nghị Quốc hội và Chính Phủ luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả, xem xét cơ chế cho phép "chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất", tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang và giúp tăng nguồn cung nhà ở.

Bên cạnh đó tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý dự án cho chủ đầu tư, kiến nghị Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh phối hợp đẩy nhanh tiến độ xử lý các vướng mắc về pháp lý, thủ tục cho các dự án. Đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều dự án dang dở, ưu tiên các dự án có tỷ lệ hoàn thiện xây dựng cao để hoàn thiện sản phẩm bàn giao nhà cho người dân.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững; phân nhóm bất động sản để có chính sách quản lý và phát triển phù hợp; ưu tiên nhà ở thu nhập thấp, bất động sản khu công nghiệp... xem xét có chính sách ưu tiên; bất động sản cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng... mang tính chất đầu tư cần quy hoạch, quản lý riêng để phát triển ổn định và bền vững.

Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, mạch máu có lưu thông tốt hay không chính là do hiệu quả hoạt động của ngành Ngân hàng và vai trò điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, việc điều tiết phải nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Bài liên quan
Lãi suất điều hành giảm liên tục tác động thế nào đến nền kinh tế, doanh nghiệp?
Ngay sau quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất cho vay chưa chịu giảm?