Ninh Thuận và Lâm Đồng rất mong chờ để có thêm một phương thức vận chuyển mới, trong đó với đặc thù là loại hình đường sắt răng cưa sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch của Lâm Đồng - Ninh Thuậ

Lâm Đồng hy vọng gì với dự án tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt?

Hồ Đông | 21/07/2022, 10:32

Ninh Thuận và Lâm Đồng rất mong chờ để có thêm một phương thức vận chuyển mới, trong đó với đặc thù là loại hình đường sắt răng cưa sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch của Lâm Đồng - Ninh Thuậ

Vừa qua, đoàn công tác Bộ GTVT có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận về đề xuất dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt, với tổng mức đầu tư hơn 27.000 tỉ đồng.

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đã đánh giá cao tâm huyết đầu tư, ý tưởng đề xuất của đơn vị chủ đầu tư, nhằm khôi phục tuyến đường sắt leo núi di sản độc đáo, tạo ra sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, tăng tính kết nối giao thông, vận tải hành khách của khu vực và giữa 2 tỉnh Ninh Thuận-Lâm Đồng; đồng thời phát triển các khu vực xung quanh ga, khai thác tiềm năng phát triển KT-XH của địa phương. Qua đó đề nghị chủ đầu tư cần nghiên cứu sâu kỹ, có phương án đầu tư phù hợp, khả thi, đảm bảo tính kết nối, phù hợp với quy hoạch phát triển.

Không chỉ Ninh Thuận mà Lâm Đồng cũng rất háo hức với dự án này và coi đó như đòn bẩy với du lịch địa phương.  Ông Trương Hữu Hiệp - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng cho biết, đây là dự án mà tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng rất mong chờ để có thêm một phương thức vận chuyển mới, trong đó với đặc thù là loại hình đường sắt răng cưa sẽ tạo điểm nhấn cho du lịch của Lâm Đồng - Ninh Thuận. Vùng núi và biển, biển và hoa sẽ được kết nối gần hơn. Qua đó, giảm tải áp lực trong vận chuyển hàng hóa khi quá tải đường bộ. Mặt khác, khi dự án thi công hoàn thành còn tạo sự phong phú cho hệ thống giao thông Việt Nam nói chung và Lâm Đồng - Ninh Thuận nói riêng".

Đồng thời, ông Hiệp kỳ vọng: “Chúng tôi mong muốn nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai dự án để cuối năm nay hoàn tất hồ sơ, đến đầu năm 2023 có thể bắt đầu triển khai dự án. Về mặt kỹ thuật, chúng tôi mong nhà đầu tư nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật hiện đại tiên tiến nhất để khi vận hành theo mô hình đường ray bánh răng cưa không có sự cố, đảm bảo an toàn cho hành khách”..

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, ông Nguyễn Tạo cho biết: "Vừa qua tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 đã quyết định đầu tư công trung hạn theo hình thức PPP cho các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc; cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Nay lại phấn khởi hơn vì sau đó có chủ trương của Chính phủ về quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam từ nay đến 2035 và tầm nhìn đến 2045. Trong đó có tuyến đường sắt rất quan trọng là Tháp Chàm - Đà Lạt, trên cơ sở khôi phục nền tảng đường sắt cũ từ trước năm 1970. Dự án này được quyết định đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chính phủ quy định rõ nếu có nhà đầu tư quyết tâm sẽ có thể triển khai dự án sớm hơn dự kiến. Lần này, sau khi nhà đầu tư trình dự án, đề án, có tham khảo thêm từ phía Nhật Bản, Pháp; dự án với tổng vốn 27 ngàn tỉ đồng theo hình thức PPP (trong đó có phần đầu tư công từ ngân sách nhà nước). Với vai trò là ĐBQH, Đoàn sẽ báo cáo với Quốc hội thông qua phần đầu tư công hạn và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu trong nguồn vốn dự phòng giai đoạn 2021 - 2026, chuẩn bị đầu từ giai đoạn 2026 - 2030. Tiếp đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, xem xét và sớm phê duyệt vốn. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ nắm bắt thông tin, giải thích cho cử tri và có tiếng nói chung ủng hộ Lâm Đồng để triển khai dự án này".

Dự kiến tuyến đường sắt này từ Phan Rang Tháp Chàm lên Đà Lạt gồm 17 nhà ga và trạm khách. Khôi phục 12 ga cũ gồm cả ga Tháp Chàm, bổ sung mới 2 ga và 3 trạm khách. Bên cạnh đó, còn xây dựng mới 64 cầu, trong đó có 2 cầu lớn là cầu Tân Mỹ và cầu Đơn Dương. Ngoài ra còn xây dựng các cầu vượt, đường ngang, đường gom. Cải tạo sửa chữa 5 hầm với tổng chiều dài 1094,59 m. Riêng lắp đặt đường ray răng cưa với tổng chiều dài khoảng 16 km. 

Tổng mức đầu tư dự án dự kiến khoảng 27.780 tỉ đồng, thực hiện theo phương thức PPP (đối tác công - tư). Dự kiến, đến năm 2024 sẽ thực hiện xong tiến độ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, chấp thuận chủ trương; từ năm 2024 - 2029 triển khai thi công và đến cuối năm 2030, đưa vào vận hành, khai thác thương mại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lâm Đồng hy vọng gì với dự án tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt?