Ngày 14.9, bà Aung San Suu Kyi đến thăm Mỹ lần đầu tiên trên cương vị cố vấn quốc gia và bộ trưởng ngoại giao Myanmar. Tổng thống Obama long trọng đón tiếp bà tại Phòng Bầu dục. Đây là hình ảnh thể hiện nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ đỗ vỡ của Mỹ với các nước.

Lần đầu cố vấn quốc gia Aung Suu Kyi đến thăm Mỹ

Gia Khang | 14/09/2016, 14:48

Ngày 14.9, bà Aung San Suu Kyi đến thăm Mỹ lần đầu tiên trên cương vị cố vấn quốc gia và bộ trưởng ngoại giao Myanmar. Tổng thống Obama long trọng đón tiếp bà tại Phòng Bầu dục. Đây là hình ảnh thể hiện nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ đỗ vỡ của Mỹ với các nước.

Chuyến thăm Mỹ của bà Aung San Suu Kyi diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến công du của Tổng thống Obama sang các nước châu Á nhằm nhấn mạnh chính sách xoay trục trong đối ngoại của chính quyền củaông Obama cũng như cho thấy các bước tiến thành công của chính sách này.

Đài truyền hình CNN nhận định trong hội đàm với bà Suu Kyi, Tổng thốngObama hy vọng hai bên sẽ thỏa thuận được thời điểm dỡbỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar với mong muốn thúc đẩy quan hệkinh tế của hai nước.

Sau khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ của bà Suu Kyigiành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.2015, Mỹ đã đưa một số doanh nghiệp và ngân hàng của nước này ra khỏi danh sách đen. Đây được xem là nỗ lực đầu tiên trong lĩnh vực thương mại nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước.

Lần nới lỏng lệnh trừng phạt mới nhất này có thể giảm bớt các mặt hạn chế về quân sự kéo dàihàng thập niên qua của Myanmar liên quan đến cácvấn đề biên giới và quân đội.Tuy nhiên, vẫn chưa rõ bà Suu Kyi, người được trao nắm quyền quản lý bộ máy quân sự còn cồng kềnh của Myanmar, có ủng hộ các biện pháp nới lỏng trừng phạt hay không.

Ngoài ra, Mỹ cũng đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu đối với ngọc bích và nhiều loại đá quý khác của Myanmar. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế non trẻ của Myanmar.

Ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc giaMỹ, phát biểu trong chuyến thăm Lào của Tổng thống Obama hồi tuần rồi: “Tôi cho rằng những gì chúng ta có thể làm để giúp nước họ phát triển kinh tế đó là tiếp tục mở cửa thương mại giữa Myanmar và Mỹ cũng như với các nước khác trên thế giới”.

Ông giải thích: “Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ làm việc với họ để họ ngày càng mở rộng môi trường đầu tư và thương mại. Một trong số đó là nới lỏng các lệnh trừng phạt và cho phép họ mở rộng hoạt động hơn nữa… Tuy nhiên, chúng tôi cần tiếp tục xem xét vì mục đích của lệnh trừng phạt là hỗ trợ chuyển đổi nền dân chủ và một số lệnh trừng phạt còn phụ thuộc vào cách điều hành của bà Suu Kyi”.

Vấn đề nhân quyền và các nhóm dân tộc thiểu số của Myanmar đang là vấn đề được Mỹ quan tâm. Hàng nghìn người dân tộc Rohingya theo Hồi giáo tại Myanmar đang trở thành mục tiêu của xung đột sắc tộc khiến một số phải chạy trốn bằng thuyền sang Thái Lan và Malaysia.

Ngoại trừ các lo ngại này thì Myanmar vẫn được xem là một thành công của Tổng thốngObama và bà Hillary Clinton, nhân vậtgiữ chức ngoại trưởng trong thời gian Tổng thốngObama tiến hành hàn gắn quan hệ giữa Washington và Yangon. Các động thái được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thốngObama đã giúp hàng ngàn tù chính trị Myanmar được trả tự do và mở đầu cho tiến trình hàn gắnhòa bình giữa hai nước.

Gia Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu cố vấn quốc gia Aung Suu Kyi đến thăm Mỹ