Ngày 11.12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý sẽ duy trì hợp tác về biến đổi khí hậu trong một cuộc điện đàm trực tiếp, CCTV cho biết.

Lãnh đạo Trung - Mỹ thúc đẩy COP21 thành công

Một Thế Giới | 11/12/2015, 15:17

Ngày 11.12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý sẽ duy trì hợp tác về biến đổi khí hậu trong một cuộc điện đàm trực tiếp, CCTV cho biết.

Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để thúc đẩy sự thành công của Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tại Paris, Pháp.
Đại diện từ 195 quốc gia trên thế giới đang có mặt tại Paris để thảo luận và thông qua hiệp định nhằm chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu bằng cách xây dựng một thỏa thuận có thể giúp đỡ các nền kinh tế ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ngày 11.12 (giờ Pháp) là hạn chót để các quốc gia thông qua hiệp định mới về biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nhà đàm phán vẫn đang tích cực để tìm ra điểm chung giữa các nước đồng thời hoàn tất hiệp định trước thời hạn này.
Chủ nhà Pháp đang "rất tự tin" về khả năng nghị định thư về biến đổi khí hậu toàn cầu mới sẽ được thông qua, bất chấp những khó khăn phút chót vẫn còn hiện diện. Thỏa thuận của Paris nhằm khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2°C vào cuối thế kỷ 21. Điều quan trọng là thỏa thuận phải mang tính ràng buộc sao cho đạt được mục tiêu trên.
Thế nhưng, vấn đề ở chỗ là làm sao ràng buộc được 195 quốc gia một cách công bằng, khi vẫn còn sự khác biệt quá lớn giữa các nước về mặt phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cũng như trình độ kinh tế xã hội của các nước giàu và nghèo. Đặc biệt là ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ.
Nguồn tài chính hỗ trợ về vấn đề khí hậu cho các nước đang phát triển vẫn là nguyên nhân chia rẽ các nước đàm phán. Đặc biệt là số tiền 100 tỉ USD mỗi năm từ nay đến năm 2020 mà các nước giàu hứa hẹn đóng góp để hỗ trợ các nước nghèo trong chương trình chống biến đổi khí hậu.
Đến nay dù số tiền này vẫn chưa hy vọng được đóng góp đầy đủ, thì các nước đang phát triển lại yêu cầu phải tăng thêm. Ngoài ra, nhiều nước (thuộc diện bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu mạnh nhất) đòi hạ chỉ tiêu kiềm chế nhiệt độ làm Trái Đất nóng lên xuống 1,5°C. Chỉ tiêu này bị các cường quốc sản xuất dầu mỏ, than và xi măng phản ứng mạnh.
Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Người Trung Quốc bán hàng xuyên biên giới đối mặt tương lai u ám nếu TikTok bị cấm ở Mỹ
Điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz, Luo Ziyan từng khiến các nhà buôn khác ở Nghĩa Ô, trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải (Trung Quốc) phải ghen tị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
42 phút trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo Trung - Mỹ thúc đẩy COP21 thành công