Có đến 55% số người lao động Việt Nam không hài lòng với mức thưởng, quyết định chuyển việc. Một yếu tố khác khiến người lao động không có động lực làm việc là 48% không được nhận bất kỳ khoản phúc lợi hay tăng lương nào khác ngoài tiền thưởng cuối năm.
Tuy nhiên, 55% số người lao động không hài lòng với mức thưởng, quyết định chuyển việc. Chỉ 22% vẫn ở lại với việc làm cũ ngay cả khi mức thưởng không đúng như mong muốn của họ.
Khảo sát nói trên cũng chỉ ra rằng, hầu hết người lao động chỉ nhận được khoản thưởng cuối năm dưới 5 triệu đồng. Trong đó, 5% trên thị trường được nhận khoản thưởng “khủng” từ hơn 40 đến hơn 100 triệu đồng.
Một yếu tố khác khiến người lao động không có động lực làm việc là 48% không được nhận bất kỳ khoản phúc lợi hay tăng lương nào khác ngoài tiền thưởng cuối năm.
Theo đó, các doanh nghiệp cần tạo động lực cho nhân viên bằng các mức thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa xác định được điều này.
Ngoài ra, việc tạo nên văn hóa doanh nghiệp có sức hấp dẫn mạnh cũng là môt phương pháp hữu hiệu để thu hút nhân tài. Không gì thu hút nhân tài đến với công ty bằng chính nhân tài giỏi của công ty đó.
Những ứng viên xuất sắc luôn bị thu hút bởi những nhà lành đạo tài ba. Điều quan trọng là cần xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi gắn liền với thương hiệu công ty.
Ứng viên có thể ấn tượng với thương hiệu công ty, nhưng cuối cùng, họ cần được thu hút bởi những người tài giỏi mà họ sẽ làm việc chung.
Trong hoàn cảnh Việt Nam gia nhập WTO, cuộc cạnh tranh này sẽ càng trở nên gay gắt hơn bởi vì trong nước sẽ chứng kiến sự góp mặt của một loạt các công ty nước ngoài với quy mô lớn khi nền kinh tế nước nhà hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có các biện pháp thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý, sẽ khó có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tuyết Nhung (Tổng hợp theo Zing, Báo Đầu tư)