Việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã “thổi lửa” vào việc các chính phủ vùng Baltic và Ba Lan san bằng các tượng đài thời Liên Xô.

Latvia phá dỡ Tượng đài Chiến thắng thời Liên Xô

26/08/2022, 23:17

Việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã “thổi lửa” vào việc các chính phủ vùng Baltic và Ba Lan san bằng các tượng đài thời Liên Xô.

Vụ phá dỡ mới nhất diễn ra đối với Tượng đài Chiến Thắng ở thủ đô Riga hôm 25.8. Tượng bị kéo sập xuống một cái ao gần cận, gây ra tiếng nước bắn tóe trong Công viên Chiến Thắng.

Cộng đồng nói tiếng Nga ở Latvia không bằng lòng vụ san bằng tượng đài

Giới truyền thông Latvia tường thuật trực tiếp vụ san bằng này, thu hình những người xem khoác cờ Latvia trên vai và đứng vỗ tay reo hò, chứng kiến hai máy đào dùng búa thủy lực xô sập tượng đài.

Ngoại trưởng Latvia viết Twitter, nói bằng cách phá bỏ tượng đài này, Latvia “khép lại một trang lịch sử đau thương và nhìn về tương lai tốt đẹp hơn”.

Thị trưởng Riga nói vụ san bằng  là “một khoảng khắc lịch sử của Riga và của tổ quốc Latvia”.

latvia-soviet-monumentap.jpeg
Nhóm tượng Hồng quân trong quần thể Tượng đài Chiến thắng - Ảnh : AP

Hồi tháng 5, Quốc hội Latvia thông qua một luật qui định phá dỡ tất cả các tượng đài tôn vinh Liên Xô, và Tòa thị chính Riga quyết san bằng Tượng đài Chiến thắng từ ngày 22.8. Khu vực xung quanh được niêm phong và chính quyền cấm bay đối với các máy bay tự hành. Cảnh sát tạm cắt luồng giao thông gần Công viên Chiến thắng hôm 25.8, với lý do bảo đảm an ninh.

Tượng đài Chiến thắng cao gần 80 mét, gồm 5 tháp có 3 ngôi sao Liên Xô trên đỉnh, đứng giữa hai nhóm tượng, gồm một nhóm tạc các chiến sĩ Hồng quân, nhóm còn lại tạc một người phụ nữ tượng trưng “Đất Mẹ" vươn cao hai tay.

Tượng đài từng sừng sững nhìn xuống trung tâm Riga này từng được dựng năm 1985, khi Latvia còn thuộc Liên bang Xô viết, để kỷ niệm 40 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh thắng phát xít Đức hồi Thế chiến 2. Tên chính thức là “Tượng đài các chiến sĩ giải phóng Xô viết Latvia và Riga khỏi quân phát xít Đức xâm lược”.

latvia-soviet-monument-reuters.jpg
Cảnh sát và giới truyền thông Latviatheo dõi vụ xô sập Tượng đài Chiến thắng - Ảnh :  Reuters 

Tượng đài này gây tranh cãi từ khi Latvia tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô hồi năm 1991, sau đó Latvia gia nhập NATO và còn là một thành viên Liên minh châu Âu (EU).

Không hẳn tất cả người dân đều đồng ý với kế hoạch san bằng các tượng đài tôn vinh Liên Xô, nhất là cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga. Latvia chung đường biên giới 214 km với Nga và có một cộng đồng người Nga thiểu số khá lớn. Nhóm dân này cảm nhận việc phá đổ Tượng đài Chiến thắng là không thể chấp nhận được, và họ vẫn ghi nhớ ý nghĩa của các tượng đài.

Vào Ngày Chiến thắng 9.5 hàng năm ở Nga - để kỷ niệm Hồng quân đánh thắng phát xít Đức, kết thúc Thế chiến 2- nhóm người Nga ở Latvia vẫn đến Tượng đài Chiến thắng để đặt vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ.

Belarus bị cáo buộc san bằng nghĩa trang liệt sĩ Ba Lan 

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến nhiều nước Đông Âu quyết định xóa bỏ các biểu tượng của thời Liên Xô ở nước họ.

Cùng ngày 25.8, chính phủ Ba Lan nói chính quyền Belarus đã san bằng một nghĩa trang có mộ của các quân binh Ba Lan tử trận hồi Thế chiến 2.

Người phát ngôn Lukasz Jasina của Bộ Ngoại giao Ba Lan nói nghĩa trang này ở Surkonty “đã bị chính quyền Belarus phá hủy”.

Belarus là đồng minh lớn của Nga và giáp Ba Lan, trong khi Ba Lan giáp Ukraine và rất ủng hộ chính quyền Kyiv về mặt quân sự, dân sự và nhân đạo, đón nhận người Ukraine tỵ nạn nhiều nhất so với bất kỳ nước nào.

Ngày 24.8, Ba Lan cũng đã san bằng một tượng đài tôn vinh chiến sĩ Hồng quân Liên Xô ở thành phố Brzeg ở phía tây nam Ba Lan, đúng Ngày Độc Lập của Ukraine.

ba-lan-tuong-dai-ap.jpeg
Tượng đài tôn vinh Hồng quân Liên Xô bị phá dỡ ở Ba Lan - Ảnh: AP

Như nhiều nước láng giềng, Ba Lan từng chịu ách chiếm đóng của Đức hồi Thế chiến 2, sau đó thuộc khối Liên Xô cho đến năm 1989.

Hiện nay, Viện Tư liệu Lịch sử Quốc gia Ba Lan đã làm việc với các chính quyền địa phương, để phá dỡ hàng chục tượng đài thời Liên Xô.

Người phát ngôn của Viện, Rafal Leskiewicz nói hồi tháng 3 đã có quyết định san bằng 60 tượng đài. Tượng đài ở Brzeg là công trình thứ 24 bị phá dỡ.

Leskiewicz nói việc san bằng các tượng đài này là quan trọng, vì Nga gây chiến ở Ukraine, nhưng còn vì một đạo luật của Ba Lan năm 2015 đã yêu cầu san bằng các tượng đài này.

Tuần trước, chính quyền Estonia di dời một tượng đài tôn vinh Liên Xô ở thành phố Narva có cộng đồng nói tiếng Nga lớn và giáp biên giới Nga.

Tượng đài này được chuyển về Bảo tàng Chiến tranh Estonia vốn cách thủ đô Tallin 200 km về phía bắc.

estonia-ap.jpg
Estonia chuẩn bị di dời tượng đài xe tăng T-34 của Hồng quân Liên Xô - Ảnh : AP

Vụ san bằng tượng đài xe tăng T-34 ở Estonia đã khiến nhóm tin tặc Nga Killnet trả đũa và nhận trách nhiệm, bằng một loạt vụ tấn công mạng của các cơ quan chính quyền và tư nhân Estonia.

Estonia nói vụ tấn công mạng này “lan rộng nhất nhưng không đạt hiệu quả”.

Năm 1997, một nhóm các nhà hoạt động toan phá hủy tượng đài này bằng mìn, nhưng khối nổ nổ sớm khiến hai người chết.

Hồi năm 2007, việc di dời một tượng đài Hồng quân Liên Xô ở Tallin cũng đã gây ra những cuộc gây rối suốt nhiều ngày.

Estonia cáo buộc Nga sử dụng các tượng đài thời Liên Xô ở nước này nhằm dung dưỡng căng thẳng. Có sự lo ngại Nga khai thác bất đồng giữa các cộng đồng nói tiếng Nga với các chính quyền Estonia và Latvia nhằm gây bất ổn ở nước này.

Theo AP
Copy Link
Bài liên quan
Sau khi dỡ tượng đài hữu nghị, Ukraine tính cấm sách nhạc Nga
Ngày 19.6, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu thông qua hai dự nghiêm ngặt nhằm vào sách và âm nhạc của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
một giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Latvia phá dỡ Tượng đài Chiến thắng thời Liên Xô