Ngành bán hàng rong một thời bị người Trung Quốc xem thường, nay lại là công việc phổ biến để người thất nghiệp kiếm sống bởi chính sách "Zero COVID" kéo dài.

Trung Quốc: Chính sách Zero COVID kéo dài, dân thất nghiệp đi bán hàng rong

Bảo Vĩnh | 24/08/2022, 13:56

Ngành bán hàng rong một thời bị người Trung Quốc xem thường, nay lại là công việc phổ biến để người thất nghiệp kiếm sống bởi chính sách "Zero COVID" kéo dài.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách “quét sạch COVID” hay còn gọi là "Zero COVID". Chính sách này gồm phong tỏa chặt, quyết liệt truy vết tiếp xúc gần, xét nghiệm bắt buộc và hạn chế đi lại.

Hậu quả là kinh tế suy yếu, lĩnh vực du lịch - nhà hàng - khách sạn và dạy kèm bị tác động nhiều nhất.

Vì dịch COVID-19 bùng phát hồi năm 2020, Wang Wei đã phải đóng cửa tiệm cà phê của anh ở thành phố Thiên Tân. Wang cũng phải dẹp các tour du lịch do công ty của anh tổ chức, phải chịu mất nguồn thu nhập hàng trăm ngàn Nhân dân tệ (NDT).

Wang dồn số tiền tiết kiệm 80.000 NDT (11.785 USD) vào việc mở tiệm bán cà phê trong trên phần sau chiếc xe bán tải ở thủ đô Bắc Kinh.

wang-wei-reuters-1.jpg
Wang Wei chờ khách ghé tiệm cà phê rong của anh - Ảnh : Reuters

Từ tháng 6 đến nay, Wang lái chiếc xe bán cà phê rong tới nhiều bãi bán hàng trên xe - vốn rộ lên ở các thành phố miền nam như Thành Đô, Trùng Khánh và Quảng Châu.

Dưới mái che từ xe của Wang, khách ngồi trên ghế cắm trại dưới ánh đèn theo xu hướng “cắm trại sang chảnh” (glamping).

wang-wei-reuters-4.jpg
Bãi bán hàng rong trên xe ở Bắc Kinh - Ảnh : Reuters

Wang, 40 tuổi, nói sự phổ biến ngày càng tăng của thị trường bán hàng rong trên xe giúp anh vượt qua thời kỳ khó khăn, và thừa nhận mỗi ngày anh kiếm được khoảng 1.000 NDT.

wang-wei-reuters-3(1).jpg
Khách Trung Quốc uống cà phê rong - Ảnh : Reuters

Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kém, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ vẫn cao, đạt kỷ lục 19,9 % hồi tháng 7.

Pan, 25 tuổi, phải đóng cửa quán bar của anh ở Thẩm Quyến khi dịch COVID bùng phát hồi tháng 9 năm ngoái, đẩy anh vào cảnh nợ nần hơn 100.000 NDT và xuống tinh thần. Nhưng một tối nọ, vợ chưa cưới Annie dẫn anh tới một bãi glamping để thư giãn. Anh trông thấy một cặp trẻ chủ tiệm bán rượu trên xe bèn nảy ra ý định "bắt chước".

Pan kể, người bạn thân cho anh vay 3.000 NDT để mở quầy bán rượu trên chiếc xe Tesla của anh. Khoản đầu tư này mau chóng cạn, nhưng sự quyết tâm của anh và Annie đã được đền bù với nguồn thu nhập hàng ngày đã tăng dần lên mức 7.800 NDT.

Pan dự tính lái xe bán rượu rong đi khắp Trung Quốc để bán hàng tại những thành phố anh thích nhất.

Theo Reuters ngày 24.8, vì "ngầm hiểu" thanh niên khó tìm được việc làm, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã khuyến khích “việc làm linh động” trong nền kinh tế không chính thức.

Ngay cả ở Bắc Kinh, nơi từng xem các chợ dã chiến gây mất mỹ quan đô thị, cũng đã “nhắm mắt làm ngơ” đối với mảng bán hàng rong trên xe.

Liu, 30 tuổi, từng kiếm sống bằng cách dạy trẻ em Bắc Kinh xoay khối Rubik, nhưng khi mảng dạy kèm này phải ngưng vì COVID, cô trở thành kẻ "không tiền".

Hiện nay, Liu bán cà phê trên chiếc xe tải nhỏ và hy vọng doanh nghiệp nhỏ này sẽ kéo cô khỏi cảnh eo hẹp tài chính. Cô nói: “Lúc này, chúng tôi vẫn còn bị lỗ, kiếm được chưa tới 100 NDT/ngày, không đủ tiền ăn và tiền xăng. Nhưng tôi hài lòng vì bận rộn buôn bán”.

Theo Reuters
Copy Link
Bài liên quan
Thủ tướng Lý Khắc Cường 3 lần đánh động về bất an của kinh tế Trung Quốc do chính sách Zero-COVID
Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tuần, Thủ tướng Lý Khắc Cường phải đưa ra cảnh báo về rủi ro với nền kinh tế Trung Quốc do tác động của Zero-COVID.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc: Chính sách Zero COVID kéo dài, dân thất nghiệp đi bán hàng rong