Trong thời gian gần đây, quan hệ Mỹ - Trung đã trở nên căng thẳng khi cả hai có nhiều bất đồng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Sự cố suýt va chạm máy bay giữa hai nước trên Biển Đông mà Mỹ cho rằng Trung Quốc (TQ) khiêu khích một lần nữa cho thấy chiến tranh giữa hai nước rất có thể xảy ra nếu các bất đồng không được giải quyết ổn thỏa và lâu dài. 

Lầu Năm Góc có kế hoạch đánh phủ đầu nếu chiến tranh với TQ

Một Thế Giới | 24/08/2014, 06:00

Trong thời gian gần đây, quan hệ Mỹ - Trung đã trở nên căng thẳng khi cả hai có nhiều bất đồng trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông. Sự cố suýt va chạm máy bay giữa hai nước trên Biển Đông mà Mỹ cho rằng Trung Quốc (TQ) khiêu khích một lần nữa cho thấy chiến tranh giữa hai nước rất có thể xảy ra nếu các bất đồng không được giải quyết ổn thỏa và lâu dài. 

Trang The Week có bài phân tích về quốc phòng hai nước. Một Thế Giới trích dịch:
Lầu Năm Góc lo lắng trước TQ
Lần đầu tiên kể từ khi TQ phát triển như một cường quốc quân sự khu vực, quan chức ở Bắc Kinh tin rằng quân đội TQ có thể tiến đánh vào Đài Loan hay tấn công một hòn đảo đang tranh chấp mà có thể ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ từ các căn cứ ở Thái Bình Dương. 
Nói cách khác, các nhà hoạch định quân sự hàng đầu TQ hiện nay tin rằng họ có thể đánh bại Mỹ. Và một số nhà chuyên gia Mỹ cũng lo lắng đến viễn cảnh này.

"Quân đội Mỹ trong khu vực đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương trước TQ", David Gompert, cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ từng nhận xét hồi đầu năm. "Điều này tạo ra viễn cảnh bất ổn trong khu vực, giảm ảnh hưởng của Mỹ và đẩy cao mối đe dọa xung đột," Gompert cảnh báo.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc có thể thay đổi để giành lấy chủ động có lợi cho Mỹ, Gompert nói. Ông cho rằng Mỹ sẽ ít bị tổn thương nếu điều phối tốt các tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa, tên lửa và nhiều máy bay chiến đấu nhỏ.

Ý tưởng của Gompert là khi tiến hành các cuộc tấn công từ xa bên ngoài hệ thống phòng thủ của TQ, Mỹ cần có nhiều mũi nhọn khiến phân tán sự chú ý của Bắc Kinh và họ không thể phát hiện ra đâu là cú đấm thật sự có thể gây knock-out. 
Tin tốt cho Washington rằng quân đội đã luyện tập rất tích cực nên khả năng điều phối của họ rất tốt.

Tàu ngầm đi trước, máy bay đi sau

Mỹ đang có chiến lược xây dựng vũ khí và lực lượng phục vụ cho chiến trận trên không và trên biển. Gompert cho rằng đây là chiến lược phù hợp nhất để đánh bại của tên lửa, máy bay và tàu đông đảo của TQ.
Trong năm 2012, hải quân đảo ngược sự trì trệ lâu nay bằng cách đặt hàng hai tàu ngầm chỉ trong một năm với chi phí hơn 4 tỉ USD. Theo kế hoạch, mỗi năm hải quân Mỹ sẽ nhận thêm hai tàu ngầm hiện đại để duy trì "vị thế lãnh đạo của Mỹ".

Hải quân được dự báo sẽ có khoảng từ 60 đến 70 tàu ngầm hạt nhân trong hai thập kỷ tiếp theo. Không có quốc gia nào có được sức mạnh dưới lòng biển bằng một nửa so với Mỹ. Trong một cuộc chiến tranh có thể với TQ, tàu ngầm Mỹ là vũ khí đầu tiên được sử dụng và nhiệm vụ chủ yếu là để phá vỡ hệ thống phòng thủ của TQ, cho phép các lực lượng khác - máy bay ném bom và tàu chiến - tiếp cận mục tiêu một cách an toàn.

Sau khi chọc thủng hệ thống phòng thủ của Trung Quốc bằng tàu ngầm, máy bay từ tàu sân bay và các căn cứ không quân sẽ thực hiện đánh các mục tiêu tiếp theo. Không quân đang phát triển dài hạn cho máy bay ném bom tấn công mới sẵn sàng hoạt động hiệu quả bắt đầu từ thập kỷ tới

Hiện căn cứ không quân chính của Mỹ ở Thái Bình Dương đặt trên đảo Guam đã tăng tới 100 các máy bay ném bom - trong đó có 20 máy bay ném bom tàng hình B-2. Điều đó phù hợp với quan điểm của Gompert giúp Mỹ có tư thế ít bị tổn thương khi đối đầu với với TQ.

Thậm chí theo kịch bản lạc quan nhất, trong năm 2030 Không quân sẽ phải chi 500 tỉ USD trong hơn 30 năm để có được 1.763 máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike, 182 F-22 Raptor và 1.945 máy bay chiến đấu các loại khác.

Gompert nhấn mạnh rằng khi có nhiều máy bay, lực lượng ở Thái Bình Dương của Mỹ có thể phân tán ra chứ không tập trung như bây giờ. Khi đó, TQ muốn tấn công phủ đầu cũng khó vì họ không thể đánh một lúc nhiều mục tiêu.

Bắt nạt Việt Nam, Trung Quốc chỉ chuốc lấy thiệt hại

"Chiến tranh tầm bắn" giữa Mỹ và Trung Quốc

Trung Quốc lại có tuyên bố ngang ngược về biển Đông

Tổng thống Barack Obama: Đừng nên tin những tuyên bố suông của TQ

Năm 1898, TQ tuyên bố: “Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc Hải Nam“

Lầu Năm Góc lập chiến thuật răn đe Trung Quốc trên biển Đông

Anh Tú (theoThe Week)

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lầu Năm Góc có kế hoạch đánh phủ đầu nếu chiến tranh với TQ