Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hai tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh sự vô ích trong cuộc đối thoại Mỹ - Trung Quốc về tự do hàng hải. Để rồi từ đó, ông Vương Nghị phớt lờ luôn cơ hội tìm kiếm một giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông...

Mỹ và Trung Quốc dễ xung đột vì “ông nói gà, bà nói vịt“

Một Thế Giới | 23/08/2014, 06:14

Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hai tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh sự vô ích trong cuộc đối thoại Mỹ - Trung Quốc về tự do hàng hải. Để rồi từ đó, ông Vương Nghị phớt lờ luôn cơ hội tìm kiếm một giải pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông...

Họ không hiểu nhau

Tại sao Mỹ và Trung Quốc không bàn được với nhau về tự do hàng hải? Cách hiểu của Mỹ và Trung Quốc về tự do hàng hải đang có những bất đồng tồn tại mà điểm mấu chốt là hoạt động của tàu quân sự. 
Theo cách hiểu của Trung Quốc về Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thì  hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - tức vùng kéo dài 200 hải lý từ bờ biển hướng ra biển của một quốc gia - phải bị cấm. Tuy nhiên, Washington lập luận rằng cách hiểu của Bắc Kinh là sự lệch lạc. Người Mỹ cho rằng tự do hàng hải thì các tàu quân sự cũng được đi qua vùng EEZ

Chính cách hiểu sai của hai nước đã khiến họ có những va chạm. Năm 2009, Mỹ tố cáo hành động quấy rối của Trung Quốc với tàu USS Impeccable khi tàu này đang thực hiện quyền "tự do hàng hải". Hay vụ tàu tuần dương gắn tên lửa dẫn đường USS Cowpens suýt va chạm với một tàu Trung Quốc hồi đầu năm nay cũng với nguyên nhân tương tự.

Mỹ chắc chắn sẽ không chấp nhận theo cách hiểu về luật tự do hàng hải của Trung Quốc. Là cường quốc siêu cường với hệ thống hải quân và các căn cứ quân sự khắp toàn cầu, Mỹ muốn có quyền tự do hàng hải tại vùng EEZ với cả phương tiện quân sự. Nếu không hoạt động của họ rất bị ảnh hưởng.

Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo

Ngoài mặt biển trong vùng EEZ, Trung Quốc còn muốn mở rộng kiểm soát trên không khi thành lập thông báo một vùng nhận diện phòng không (ADIZ)  trên biển Hoa Đông năm 2013. Động thái này nhằm ngăn cản máy bay quân sự nước khác từ vùng đệm trên không. Sớm hay muộn, những cuộc đối đầu trên không trung giữa Trung Quốc với Mỹ cũng đến nếu hai nước hiểu sai với nhau về tự do hàng không.

Cũng phải nói thêm Trung Quốc lại nói một đằng, làm một nẻo. Trung Quốc một mặt kêu gọi không cho tàu quân sự hoạt động trong vùng EEZ của nước mình, mặt khác họ lại cho tàu quân sự vào EEZ của nước khác

Trong cuộc tập trận RIMPAC hồi đầu tháng, Trung Quốc cử tàu quân sự neo ở vùng EEZ ở Hawaii để giám sát cuộc tập trận. Và khi cho giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hạ đặt thăm dò trái phép trên vùng EEZ của Việt Nam thì họ cũng mang cả tàu quân sự vào để bảo vệ lợi ích phi pháp.

Anh Tú (theo National Interest)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Trung Quốc dễ xung đột vì “ông nói gà, bà nói vịt“