Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố hôm 25.4 cho biết, thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thảm hoạ thiên nhiên xảy ra nhiều hơn trong những năm tới.

LHQ cảnh báo thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng và tồi tệ hơn

Đan Thuỳ | 26/04/2022, 12:35

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) công bố hôm 25.4 cho biết, thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thảm hoạ thiên nhiên xảy ra nhiều hơn trong những năm tới.

Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra, thế giới sẽ phải hứng chịu từ khoảng 400 thảm họa mỗi năm vào năm 2015 lên khoảng 560 thảm họa mỗi năm vào năm 2030, báo cáo khoa học của Văn phòng Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên Hợp Quốc cho biết. Báo cáo cũng cho thấy, từ năm 1970 đến năm 2000, thế giới chỉ phải hứng chịu 90 đến 100 thảm họa quy mô vừa đến lớn mỗi năm. 

Báo cáo dự đoán số lượng các đợt nắng nóng khắc nghiệt vào năm 2030 sẽ gấp 3 lần so với năm 2001 và các đợt hạn hán sẽ tăng thêm 30%. Đó không chỉ là thiên tai do biến đổi khó hậu mà còn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế và thiếu lương thực. Các tác giả báo cáo cho biết, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến số lượng các thảm họa thiên nhiên.

ap22115809086915.jpeg

Mami Mizutori, Chánh văn phòng Liên Hợp Quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai, cho biết ngày nay mọi người vẫn chưa nắm rõ được thiệt hại của thảm họa thiên nhiên gây ra như thế nào. "Nếu chúng ta không hành động tự bây giờ, mọi thứ sẽ ngày càng tồi tệ đến mức mà chúng ta không thể khắc phục được hậu quả của thiên tai. Chúng ta chỉ đang ở trong một vòng luẩn quẩn", Mami Mizutori chia sẻ. 

Trong một cuộc phỏng vấn, Mizutori cho biết khoảng 90% chi tiêu cho thiên tai là cứu trợ khẩn cấp, chỉ 6% cho tái thiết và 4% cho phòng ngừa.

Mizutori nói, không phải mọi trận cuồng phong hay động đất đều phải biến thành thảm họa. Rất nhiều thiệt hại có thể tránh được với việc lập kế hoạch và phòng ngừa.

Mizutori cho biết trong nhiều năm, số người chết do thảm họa đang giảm đều đặn nhờ các cảnh báo và phòng ngừa tốt hơn. Nhưng nếu so sánh trong 5 năm qua thì số người chết vì thảm họa "tăng mạnh" so với 5 năm trước đó, đồng tác giả báo cáo Roger Pulwarty, một nhà khoa học xã hội và khí hậu thuộc Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, cho biết.

Tác động do biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đã trở thành nguyên nhân chính gây ra các thách thức an ninh khí hậu, thiệt hại kinh tế, các vấn đề xã hội do gia tăng hiện tượng người di cư và kéo theo là nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia.

Pulwarty cũng cho biết thêm các thảm họa thiên nhiên cũng kết hợp với nhau, gây ra thiệt hại kép, như cháy rừng cộng với sóng nhiệt, hoặc chiến tranh ở Ukraine cộng với tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu.

Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu còn là mối nguy hại số một đến sức khỏe con người trong thế kỷ 21. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, đến năm 2030, biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm ít nhất 250.000 người thiệt mạng mỗi năm, cùng với 7 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí.

Pulwarty cho biết nếu con người thay đổi cách nghĩ về rủi ro và phòng ngừa thiên tai, thì sự gia tăng gần đây về số người chết vì thảm họa thiên nhiên hàng năm có thể chỉ là tạm thời, nếu không thì hậu quả vô cùng thảm khốc.

anh-chup-man-hinh-2022-04-26-luc-11.33.14.png

Đồng tác giả Markus Enenkel của Tổ chức Sáng kiến ​​Nhân đạo Harvard cho biết thảm họa thiên nhiên đang ảnh hưởng nặng nề hơn đến các nước nghèo hơn so với các nước giàu, với chi phí để khắc phục hậu quả chiếm một phần lớn trong nền kinh tế ở các quốc gia nghèo.

Pulwarty cho rằng sự tấn công dữ dội của các thảm họa thiên nhiên giống như những căn bệnh nhỏ tấn công và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Khi biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, khi tác động từ nó là điều không thể phủ nhận thì việc nỗ lực để đảm bảo một tương lai thích ứng tốt hơn là điều con người có thể làm được. Nâng cao nhận thức, thay đổi chính sách, áp dụng khoa học công nghệ, biến cam kết thành hành động là điều mà các quốc gia cần khẩn trương thực hiện để thích ứng biến đổi khí hậu. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
LHQ cảnh báo thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng và tồi tệ hơn