Báo Guardian ngày 11.12 đưa tin một cuộc biểu tình hiếm có đã xảy ra ở Bắc Kinh, phản đối chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc “cưỡng chế giải tỏa bạo lực” nơi tạm trú của người lao động nhập cư.

Bắc Kinh: Bị mạnh tay giải tỏa, dân nhập cư biểu tình phản đối chính quyền

Trần Trí | 11/12/2017, 17:52

Báo Guardian ngày 11.12 đưa tin một cuộc biểu tình hiếm có đã xảy ra ở Bắc Kinh, phản đối chính quyền thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc “cưỡng chế giải tỏa bạo lực” nơi tạm trú của người lao động nhập cư.

Cộng đồng lao động nhập cư bị dân thủ đô khinh ghét, gọi là “đám hạ lưu”. Lực lượng nhân công này làm việc ở các nhà hàng ăn, công ty giao hàng, các công trình xây dựng, tiệm bán lẻ cùng nhiều xí nghiệp nhỏ.

Tờ báo Anh ghi nhận hôm 10.12, hàng trăm người dân xuống đường tại thôn Phí Gia (cách Quảng Trường Thiên An Môn khoảng 20 km về phía đông bắc) để tham gia một cuộc tập hợp nhỏ nhưng hiếm, lên án chiến dịch cưỡng chế giải tỏa nơi ở của cộng đồng lao động nhập cư ở vùng ngoại ô Bắc Kinh.

Các nhà hoạt động xã hội nói: hàng ngàn lao động nhập cư đã bị đuổi khỏi nơi tạm trú kể từ tháng 11, khi chính quyền Bắc Kinh nỗ lực “đuổi đám hạ lưu” này khỏi thành phố sau một vụ cháy nhà chết người.

Vẫn theo Guardian, báo chí nhà nước Trung Quốc không đưa tin vụ biểu tình này, nhưng đã có những video clip và ảnh chụp vụ biểu tình được tải lên mạng.Các hình ảnh video chiếu đoàn biểu tình đi khắp làng, trương biểu ngữ viết “Cưỡng chế di dời bạo lực là vi phạm nhân quyền”.

Tào Nhã Tuyết, chủ biên trang web vận động nhân quyền ChinaChange.org, đã viết Twitter: “Dân hạ lưu đã phản đòn”.

Học giả Eli Friedman của đại học Cornell chuyên nghiên cứu về hoạt động công đoàn ở Trung Quốc, nói xem ra vụ xuống đường phản đối là cuộc biểu tình đầu tiên, kể từ khi chính quyền Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch cưỡng chế.

Ông nói cuộc biểu tình cho thấy Bắc Kinh có thể đã không lường trước “tính hung ác” của chiến dịch đã gây ra sự phẫn nộ, và tác giả bài báo mang tựa Đuổi xua dân hạ lưu (nói về chuyện cưỡng chế giải tỏa) dự báo chính quyền sẽ còn mạnh tay hơn để dập tắt vụ phản đối.

Vị học giả nói chắc chắn các cuộc phản đối không được phép xảy ra tràn lan, nhất là nếu như chúng liên quan “những nhóm có tiềm năng bùng nổ chính trị” như giới sinh viên hoặc giai cấp trung lưu.

Ông Friedman nói: “Họ có hẳn một cỗ máy được xây dựng kỹ để đối phó dạng phản đối này. Họ gây chia rẽ, khuất phục những thủ lĩnh phản đối, thể hiện vài sự nhượng bộ, tặng tiền cho vài người chịu di dời...Họ có thể bắt vài người hoặc thậm chí đánh vài người...nhưng thường thì cuộc trấn áp có mục tiêu rõ ràng. Trong đa số trường hợp, họ không bắt ồ ạt và sẽ dần đánh lạc hướng chú ý”.

Trung Trực (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh: Bị mạnh tay giải tỏa, dân nhập cư biểu tình phản đối chính quyền