Trước diễn biến gia tăng của các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm gan cấp tính 'bí ẩn', Bộ Y tế đã ra công văn chỉ đạo gấp.

Lo lắng bệnh viêm gan bí ẩn: Chuyên gia y tế lên tiếng, Bộ Y tế chỉ đạo

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 09/05/2022, 09:35

Trước diễn biến gia tăng của các trường hợp trẻ mắc bệnh viêm gan cấp tính 'bí ẩn', Bộ Y tế đã ra công văn chỉ đạo gấp.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và phải có báo cáo ngay khi phát hiện những trường hợp bất thường. Theo Bộ Y tế, mặc dù đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh viêm gan cấp tính "bí ẩn", nhưng trước diễn biến gia tăng các ca bệnh trên thế giới, Bộ đã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân. Các đơn vị y tế phải phối hợp với địa phương phân tích các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đồng thời đánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam. 

Bệnh viêm gan bí ẩn được ghi nhận lần đầu ở Anh và Scotland vào đầu tháng 4.2022, với khoảng 70 trẻ từ 1 tháng đến 16 tuổi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi. Sau đó, 20 quốc gia ở khu vực châu Âu, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương đã ghi nhận bệnh nhân. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê đến ngày 3.5 toàn thế giới có 228 trẻ mắc viêm gan cấp, 4 trẻ tử vong. Bệnh xuất hiện ở trẻ từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, thường ghi nhận ca bệnh ở nơi có mật độ vi rút Adeno cao. Trẻ mắc bệnh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, men gan tăng cao rõ rệt. Bệnh nhi không bị sốt, không nhiễm các loại vi rút phổ biến gây viêm gan như vi rút viêm gan A, B, C, D, E. Đa số trẻ mắc bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn, 10% trường hợp nặng phải ghép gan.

tiem-tre-1.jpg
Trẻ em cũng cần tiêm phòng viêm gan đầy đủ để tránh lây nhiễm bệnh

Theo báo cáo tại Bệnh viện Nhi Trung ương đến nay đã ghi nhận một số trường hợp trẻ bị tổn thương gan. Tuy nhiên, đây là những bệnh nhi mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (hội chứng MIS-C) sau mắc COVID-19. Hiện tại, Bệnh viện Nhi Trung ương chưa ghi nhận các trường hợp có tổn thương gan riêng lẻ hay tổn thương gan liên quan đến Adenovirus. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, bệnh viện vẫn đang theo dõi sát những trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, tiêu chảy... để chủ động trong thăm khám và xác định bệnh lý. Ngay khi thế giới xác định được chủng vi rút gây nên bệnh viêm gan cấp tính, hệ thống xét nghiệm của bệnh viện sẽ nhanh chóng phối hợp để theo dõi tình hình tại Việt Nam.

Chia sẻ với những phụ huynh về việc lo ngại bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ, các chuyên gia y tế đều cho rằng hiện nay nguyên nhân dẫn tới bệnh này vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên các gia đình không nên quá hoang mang mà cần theo dõi cụ thể bệnh tình và các triệu chứng của trẻ. "Bố mẹ nên cho các con ăn chín, uống sôi, đồ dùng cá nhân thì cần dùng riêng, không dùng chung với nhiều người. Triệu chứng nghi ngờ liên quan như: trẻ có sốt, mệt mỏi, vàng da, có tiêu chảy, nôn, viêm kết mạc… cần được tới khám tại các cơ sở y tế tuyến đầu. Nếu có tổn thương gan kèm theo, các bé bị bệnh cần được điều trị hỗ trợ và giám sát bởi các bác sĩ chuyên khoa, đánh giá mức độ bệnh. Nếu bệnh nặng sẽ phải chuyển đến trung tâm y tế chuyên sâu; nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại cơ sở y tế địa phương. Tất cả ca bệnh đều phải được báo cáo cụ thể và kịp thời cho CDC địa phương".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo lắng bệnh viêm gan bí ẩn: Chuyên gia y tế lên tiếng, Bộ Y tế chỉ đạo